Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi, từ: "Súng nổ rung trời giận dữ... Rũ bùn đứng dậy sáng loà"

Chúng ta biết "Đất nước" tuy là một bài thơ ngắn, nhưng lại có dáng dấp một khúc tráng ca thu nhỏ. Khỏng phải ngẫu nhiên mà có thể gặp ở đây bức tranh toàn cảnh về tổ quốc Việt Nam qua những thăng trầm lịch sử: Đất nước buồn trong thu xưa, Đất nước ngày đổi mới, Đất nước chìm trong đau thương, Đất nước vùng lên quật khởi. Mỗi phần tương đương với một chương tráng ca. Qua những bước dài ấy, người ta cứ thấy ngời lên một sức sống Việt Nam kì diệu, sức sống đã biến những người áo vải thành những anh hùng, biến một nước Việt chân đất cần lao lam lũ thành nước Việt Nam rũ bùn đứng dậy sáng loà.

Đây là khổ thơ kết lại toàn bài thơ, chưa lúc nào, hình ảnh Đất nước lại hiện ra kì vĩ và hoành tráng như thế:

Súng nồ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa

Dẫu bốn câu thơ được viết rất chặt chẽ, chúng ta vẫn có thể thấy tự nó đã chia thành hai phần khá rõ rệt. Hai câu trên phác ra khung cảnh để làm phông nền, hai câu dưới tập trung khác hoạ hình ảnh Đất nước nối hình nối khối hằn lên trên cái nền ấy. Nếu nửa trên có phần nghiêng về tả thực, thì nửa dưới lại đẩy tính khái quát, hình tượng hiện ra vừa kì ảo vừa kì vĩ.

Ở chương Đất nước (trích trường ca "Mặt đường khát vọng"), khi hình dung về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm thường tựa vào hai bình diện, hai hình ảnh chính là Đất và Nước (Đất là nơi anh đến trường / Nước là nơi em tắm... đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc / nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi... Đất là nơi chim về? Nước là nơi rồng ở). Trong khi đó, hai bình diện chính, hai hệ thống ảnh chính mà Nguyễn Đình Thi lấy làm điểm tựa để hình dung về một Đất nước toàn vẹn, lại là Đất và Trời (Đất nước đổi đời: Gió thổi rừng tre phấp phới / Trời thu thay áo mới... Đất nước giành lại chủ quyền: Trời xanh đây là của chúng ta / Núi rừng đây là của chúng ta.. Đất nước đau thương: Ôi những cánh đồng quê chảy máu? Dây thép gai đâm nát trời chiều...), Ở đây cũng thế, hình ảnh đất nước Việt Nam vùng lên được nhìn nhận ở cả hai phía Bầu trời và Mặt đất:

Súng nồ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Cà hai hợp lại thành một Tổ quốc Việt Nam tràn đầy hào khí.

Nguyễn Đình Thi đã dụng công trong việc tiết chế ngòi bút dồn khí lực vào bên trong để cuối cùng bùng lên thành sự công phá. Tương ứng với điều này là hình tượng một nước Việt Nam nung nấu đau thương, tích tụ căm hờn, âm thầm biến tất cả thành sức mạnh để cuối cùng quật khởi vùng lên. Ban đầu là cái nấu nung bên trong phát lộ ra thành nỗi bồn chồn: "những đêm dài hành quân nung nấu bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu". Nó bật lên thành tiếng: "Từ gốc lúa bờ trê hồn hậu đã bật lên những tiếng căm hờn". Rồi nó phát lộ ra thành tiếng kèn gọi quân: "Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng", nó hiện ra trong vầng trán cháy rực: "Trán chảy rục nghĩ trời đất mới"... Đó là quá trình chuyển hoá kì diệu bên trong cùa sức sống dân tộc, quá trình những người áo vải hoá thành những anh hùng : "Ôm đất nước những người áo vải / Đã đứng lên thành những anh hùng". Nhưng tất cả những điều đó chỉ nhằm vào cái đích cuối cùng là quật cường đồng khởi. Bốn câu cuối cùng này là đỉnh điểm của cảm xúc thơ, cũng là những nét vẽ cuối cùng hoàn tất hình tượng đất nước của ngòi bút Nguyễn Đình Thi. Có nhìn như thế, mới thấy giá trị nghệ thuật của hai tiếng súng nổ. Nó đâu chỉ là một sự kiện chiến trận được tả thực. Nó còn là hiệu lệnh quật khởi. Hơn thế nữa, nó chính là cái khối chất nổ tích tụ bao năm trong lòng một dân tộc bị daỳ xéo giờ đang bùng nổ thành sức công phá mãnh liệt, thành hào khi xung trận vù bão, thành hào khí chiến thắng.

Bức tranh hoành tráng sử thi về đất nước được vẽ bằng những nét bút lớn, đầy tính khái quát tượng trưng: Súng nổ rung trời giận dư. Lời thơ cũng đạt đến một độ hàm súc cao. Hai chữ giận dữ khiến cho ý thơ thật đa nghĩa. Bởi nó có tới hai chữ từ. Đó là tiếng súng giận dữ của con người hay bầu trời cũng đang nổi giận với kẻ thù? Có lẽ là cả hai. Tội ác của chúng gieo rắc bao năm khiến cho trời không dung đất không tha.

Nếu câu thứ nhất mở lên chiều cao, thì câu thứ hai lại trải ra bề rộng. Hình ảnh Người lên như nước vỡ bờ được gợi hứng trực tiếp từ những biển người tràn lên cướp chính quyền trong Cách mạng tháng Tám và lớp lớp chiến sĩ xông lên phá bốt diệt đồn giành lại đất đai trong những năm kháng chiến. Những ấn tượng thực ấy được tái tạo cùng một thành ngữ quen thuộc: Tức nước vỡ bờ. Cả hai hoà vào nhau trong một câu thơ vừa có sức gợi tả vừa cách điệu tượng trưng. Người đọc có thể hình dung một biển người đang vùng lên, một khí thế mạnh mẽ cứ tràn đi cuốn phăng tất cà. Thật ít có hình ảnh nào thể hiện sức mạnh của chiến tranh nhân dân bằng hình ảnh nước vỡ bờ như thế.

Trên cái phông nền ấy, hình tương đất nước hiện lên như một thực thế vừa kì ảo vừa kì vĩ:

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sảng lòa

Nguyễn Đình Thi từng "tiết lộ" về xuất xứ của hình ảnh này trong chiến dịch Điện Biên, ông đã từng chứng kiến cảnh những chiến sĩ của ta dám nửa mình trong bùn dưới giao thông hào. Đến khi đươc lệnh tấn công, họ đã nhất tề vượt lên trên miệng giao thông hào, bùn bắn tung toé. Cảm quan thi sĩ liền nhận ra đây là một tư thê lẫm liệt, một biểu trưng cao đẹp. Thế là. từ hình ảnh thật vẽ một chiến sĩ, thi sĩ đã nâng tầm vóc lên thành hình ảnh của cả đất nước. Nói rõ hơn, bằng lối tư duy đậm chất huyền thoại, người làm thơ đã làm cho hình ảnh cá biệt nhò nhoi thành một hình tượng khổng lồ, kì ảo, hoành tráng. Nếu máu lửa là nỗi đau thương, thì bùn đen là nỗi nhục nhằn nô lệ. Hình ảnh thơ diễn tả một nước Việt Nam bị vùi trong đau thương, bị nhấn sâu xuống bùn đen nô lệ vụt đứng lên như một thiên thần. Rũ bỏ bùn nhơ, toả sáng hào quang. Đây là quy luật kì diệu của sức sống Việt Nam khi đương đầu với ngoại xâm. Đâu phải ngẫu nhiên, sau này, khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, Nhà thơ Tố Hữu cũng viết:

Ôi Việt Nam từ trong biển máu

Người vươn lên như một thiên thần

Phải nói rằng, chất liệu ngôn từ đã được Nguyễn Đình Thi sử dụng rất thành công. Người đọc không thể khống thấy hệ thống những động từ, tính từ được sử dụng ở đây đều thuộc cường độ mạnh mẽ chói gắt: nồ rung trời, vỡ bờ, giận dữ, máu lừa, sảng lòa ... Và dường như chúng đều từ những cảm xúc mang tính trực quan mà được tượng trưng hoá. Nếu không có nguồn ngữ liệu ấy, hình tượng thơ khó vượt khỏi tầm mức tả thực để có được tầm vóc tượng trưng kì vĩ như thế.

Làm nên thành công của khổ thơ này, không thể không tính công cho thể loại thơ lục ngôn. Trong toàn thi phẩm, thể lục ngôn được dùng tới hai lần (Trước đó là khổ thơ lên án tội ác của thằng giặc Tây, thằng chúa đất). Nhưng đắc dụng hơn cả vẫn là lần này. Cả nhịp chân lẫn nhịp lẻ của thể lực ngôn đều được phát huy đúng lúc.

Hai câu đầu nghiêng về nhịp chẵn. Đến câu thứ ba. nó bất ngờ thay đổi nhịp 2/2/2 dàn trải dừng lại Nhịp 3/3 bật sức trỗi lên:

Nước Việt Nam / từ máu lửa

Khác nào một đột biến không có nhịp điệu ấy thật khó mà biểu hiện cho sắc nét cú đột khởi vươn mình thành khổng lổ, thành thiên thần của hình tượng Đất nước. Hình và Nhạc đã hỗ trợ nhau hay đã hoá thân vào nhau, thật khó mà phân biệt được.

Bài thơ mở đấu bằng hương cốm hiền hoà trong những sáng thu muôn thuở để rồi kết thúc bằng hình ảnh quật cường, vừa dư dội vừa oai hùng. Chỉ riêng điều đó dù cho ta thấy sức sống kì diệu nào đã biến một nước Việt Nam hiền hoà thành một nước Việt Nam bất khuất. Khổ thơ kết này chính là cái thời điểm chót cùng của cuộc hoá thân màu nhiệm đó

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.