Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi. Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi… Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

A. DÀN BÀI

1. Mở bài

Quang Dũng là một nghệ sĩ có nhiều tài năng: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, sáng tác nhạc. Dù ở mỗi thể loại, ông đều có những đóng góp đáng kể nhưng những người thưởng thức nghệ thuật vẫn nhớ nhất bài Tây Tiến trong tập thơ Mây đầu ô - một bài thơ vượt thời gian được viết theo cảm hứng lãng mạn chủ nghĩa với âm hưởng bi tráng.

2. Thân bài

a. Nỗi nhớ Tây Tiến

- Nhớ núi rừng, nhớ dòng sông Mã khôn nguôi:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.

+ “Nhớ chơi vơi”: cách dùng từ ngữ đặc sắc mới lạ, giàu sáng tạo.

+ Câu cảm thán và điệp từ “nhớ” có tác dụng cộng hưởng, nhấn mạnh nỗi nhớ.

- Ấn tượng về miền Tây Bắc thật mãnh liệt:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

+Hình ảnh dị thường táo bạo: “sương lấp đoàn quân”, “hoa về trong đêm hơi”,“dốc thăm thẳm”, “súng ngửi trời”, “mưa xa khơi”, “thác gầm thét”, “cọp trêu người”.

+ Địa danh xa lạ, làm tăng cấp cái ấn tượng xa ngát, hoang sơ cho độc giả: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu.

+ Cách phối hợp thanh bằng - trắc tạo âm hưởng lạ tai, mông lung tạo cảm giác âm u, kích thích hứng thú phiêu lưu mạo hiểm:

- Mường Lát hoa về trong đêm hơi (6 thanh bằng)

- Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm (5 thanh trắc)

- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi (toàn thanh bằng)

+ Nghệ thuật đối ngữ tạo cảm giác hiểm trở rợn ngợp cả người:

Ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống

+ Nghệ thuật nói giảm nói tránh:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

- Nhà thơ không nói chết, mà nói “không bước nữa”, “gục lên súng mủ”, “bỏ quên đời”. Lời thơ bi mà không lụy, bi mà tráng, bi mà hùng, mang vẻ mĩ học sâu sắc.

+ Nghệ thuật nhân hóa tu từ:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Làm tôn thêm cái bí mật, cái uy lực khủng khiếp ngàn đời của chốn rừng thiên nước độc, nơi đại ngàn hoang vu.

b. Nỗi nhớ đồng bào Tây Tiến

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

+ Lời thơ như tiếng hát của một bài ca vừa hoài niệm vừa ngọt ngào, vừa bâng khuâng tha thiết.

+ Hai chữ “nhó ôi” không chỉ bộc lộ tình cảm chung thủy, mà còn nói là nỗi nhớ cồn cào, nhớ mênh mang như một tiếng vang bật lên từ cõi nhớ.

+ Hai tiếng “mùa em” có sức rung sức gợi sâu xa.

c. Đánh giá

- Đây là một đoạn thơ hay tuyệt vời, có sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

- Phải là một cây bút tài hoa mới có được những vần thơ cô đọng, hàm xúc mềm mại, tinh tế, sôi nổi, hùng tráng đến thế. Nhiều câu thơ còn có sự phối hợp điêu luyện các kĩ thuật tạo hình, hội họa, điêu khắc và gần gũi với âm nhạc truyền thống.

3. Kết bài

Trích đoạn có sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - một trong những đặc trưng thi pháp nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng xứng đáng được ngợi ca là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính thời kháng chiến chống Pháp trong kho tàng văn học hiện đại Việt Nam.

B. BÀI LÀM

Quang Dũng là một nghệ sĩ có nhiều tài năng: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, sáng tác nhạc. Dù ở mỗi thể loại, ông đều có những đóng góp đáng kể nhưng những người thưởng thức nghệ thuật vẫn nhớ nhất bài Tây tiến trong tập thơ Mây đầu ô - một bài thơ vượt thời gian được viết theo cảm hứng lãng mạn chủ nghĩa với âm hưởng bi tráng. Đây là một đoạn đặc sắc trong bài Tây Tiến :

Sông Mã xa rồi Tây ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Bài thơ gồm bốn đoạn. Đoạn một gồm 14 câu và đoạn hai gồm tám câu tiếp theo dựng lên bức tranh hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ của núi rừng Tây Bắc, (tịa bàn hoạt động của đoàn quân Tây tiến. Đoạn ba gồm tám câu vẽ hình tượng người lính Tây Tiến, trong gian khổ, hi sinh vẫn hiên ngang và đẹp một cách hào hoa, thanh lịch. Đoạn bốn gồm bốn câu kết.

Đoạn thơ được trích trên đây thuộc đoạn một. Trước khi tìm hiểu, chúng ta cần quan tâm đến hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Khoảng cuối mùa xuân 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến. Đây là một đơn vị thành lập năm 1947 có nhiệm vụ kết hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Lào - Việt đồng thời đánh tiêu hao địch và tuyên truyền đồng bào kháng chiến. Địa bàn hoạt động của đoàn khá rộng từ Châu Mai, Châu Mộc sang sầm Nứa rồi vòng về miền tây Thanh Hóa. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có nhiều học sinh, trí thức (như Quang Dũng). Sinh hoạt của họ vô cùng thiếu thốn, gian khổ, ốm đau không có thuốc men (đánh trận tử vong ít, sốt rét tử vong nhiều). Tuy vậy, họ sống rất vui và chiến đấu rất dũng cảm. Lòng yêu nước khiến họ có thể hi sinh tất cả (...). Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về thành lập trung đoàn 52. Cuối 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị ít lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ) ông viết bài thơ Nhớ Tây tiến.

Ở đoạn thơ trên, trước hết, chúng ta thấy hiện lên nỗi nhớ Tây Tiến: nhớ núi rừng, nhớ sông Mã khôn nguôi:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Cách dùng từ ngữ “nhớ chơi vơi” rất mới lạ, giàu sáng tạo. Thông thường ít ai nói “nhớ chơi vơi” nhưng đặt trong văn bản thơ tái hiện lại cảnh núi rừng hùng vĩ, dữ dội, gợi lại những kỉ niệm ấm áp “một đi không trở lại”, nỗi nhớ thương bây giờ không biết bám vào đâu, khái niệm “nhớ chơi vơi” tự nhiên có cơ sở và sức sống của nó. Vả lại, câu cảm thán và điệp từ “nhớ” có tác dụng cộng hưởng, nhấn mạnh nỗi nhớ. Lời thơ như lời gọi và khơi gợi biết bao hoài niệm của một thời đau thương nhưng anh dũng, gian khổ nhưng vĩ đại. Hơn nữa ấn tượng về miền Bắc thật mãnh liệt:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lèn khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mầy, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mủ bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Hình ảnh thơ trở nên dị thường táo bạo: “sương lấp đoàn quân”, về trong đêm hơi”,“dốc thăm thẳm”,“súng ngửi trời”, “mưa xa khơi”,    “thác gầm thét”, “cọp trêu ngươi”.

Ngoài ra, các địa danh xa lạ: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu càng làm tăng cấp cái ân tượng xa ngát, hoang sơ cho độc giả. Thêm vào đó, cách phối hợp thanh bằng - trắc tạo âm hưởng lạ tai, mông lung, vừa tạo cảm giác âm u, kích thích hứng thú phiêu lưu mạo hiểm cho người thưởng thức.

- Mường Lát hoa về trong đêm hơi (6 thanh bằng)

- Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm (5 thanh trắc)

- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi (toàn thanh băng)

Đã vậy nhà thơ gia thêm nghệ thuật đôi ngữ tương phần: “ngàn thước lên cao” ><“ngàn thước xuống” càng có sức gợi cảm giác hiểm trở rợn ngợp cả người. Đặc biệt, câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” đã mở ra một viễn cảnh lãng mạn: ngôi nhà sàn Pha Luông hiện ra phía xa mờ mờ trong mưa. Câu thơ toàn thanh bằng như trải ra, chạy dài tít tắt về phía chân trời của trí tưởng tượng. Đó là một sự khám phá nghệ thuật độc đáo và rất đẹp của Quang Dũng. Mặt khác, nhà thơ còn sử dụng nghệ thuật nói giảm nói tránh rất phù hợp:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời.

Thi nhân không nói chết, mà nói “không bước nữa”, “gục súng mũ”, “bỏ quên đời” làm cho lời thơ bi mà không lụy, bi mà tráng, bi mà hùng, mang vẻ mĩ học sâu sắc. Đặc biệt, nghệ thuật nhân hóa tu từ:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

đã làm tôn lên cái bí mật, cái uy lực khủng khiếp ngàn đời của chốn rừng thiêng nước độc, nơi đại ngàn hoang vu.

Nếu ở 12 câu trên Quang Dũng bày tỏ nỗi nhớ cảnh thì ở hai câu thơ còn lại của trích đoạn, nhà thơ bộc bạch nỗi nhớ đồng bào Tây Tiến:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Lời thơ như tiếng hát của một bài ca hoài niệm ngọt ngào, bâng khuâng, tha thiết. Hai tiếng “nhớ ôi” không những thể hiện tình cảm chung thủy mà còn nói lên nỗi nhớ cồn cào, nhớ mênh mang như một tiếng vang bật lên từ cõi nhớ. Hai tiếng “mùa em” có sức rung, sức gợi sâu xa. Dường như giữa Quang Dũng và Chế Lan Viên có mối đồng cảm:

Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch

Vắt xôi nuôi quân em nấu giữa rừng

Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch

Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương.

(Tiếng hát con tàu)

Như vậy, “nhớ mùi hương”, nhớ “cơm lên khói”, nhớ “thơm nếp xôi” chính là nhớ đến nghĩa tình của đồng bào Tây Bắc. Chính người dân lam lũ, vất vả, nhọc nhằn ấy đã đổ mồ hôi, làm ra gạo, thổi cơm, thổi xôi nuôi nấng, đùm bọc, cưu mang binh đoàn Tây Tiến. Tình quân dân thật cao đẹp, thiêng liêng và thắm thiết. Thật đúng là “quân với dân như cá với nước”.

Tóm lại, đây là một trích đoạn hay nhất trong bài thơ, có sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - một trong những đặc trưng thi pháp nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Nhiều câu thơ còn có sự phối hợp điêu luyện các kĩ thuật tạo hình, hội họa, điêu khắc và gần gũi với âm nhạc truyền thống. Phải là một cây bút tài hoa mới có những vần thơ giàu nghệ thuật, cô đọng, hàm súc, mềm mại, tinh tế, sôi nổi, hùng tráng đến thế. Vậy nên, bài thơ Tây của Quang Dũng xứng đáng được ngợi ca là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính thời kháng chiến chống Pháp trong kho tàng văn học hiện đại Việt Nam. Bài thơ được truyền tụng suối hơn 50 năm qua. Chắc có lẽ, từ nay về sau, nó sẽ còn được truyền tụng mãi mãi.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.