Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi tao qua, lòng chẳng lại yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến clùm rừng lông trở biếc
Tỉnh yêu làm đất lạ hóa quê hương.
BÀI LÀM THAM KHẢO
Ai đó đã từng nói Chế Lan Viên đã thả con diều nghệ thuật về hình ảnh và âm thanh trong thi phẩm Tiếng hát con tàu vào thơ ca Việt Nam. Để cho ta cảm nhận và tìm về tình yêu thương bất tận của đất nước và nhân dân, đằm sâu trong vè đẹp lung linh của núi rừng miền Tây - mành đất khai hoa nở nhụy cho hồn thơ.
Trở về với cuộc sống xanh tươi, về với nhân dân, đất nước, hồn thơ giàu tính chất trí tuệ, trầm lắng của Chế Lan Viên đã được tắm đẫm trong cảm xúc đằm thắm ngọt ngào. Điều đó tạo nên nét phong cách khó lẫn của thơ ông. Tiếng hát con tàu một bài thơ tiêu biểu của tập Ánh sáng và phù sa - sáng tác 1960, trong đó có những đoạn thơ đã kết tinh được những nét đặc sắc ấy của bài thơ:
Nhớ bản sương giăng, nhớ con đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng chẳng lại yêu thương?
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
Những năm tháng gian khổ, người nghệ sĩ tham gia kháng chiến cùng với nhân dân Tây Bắc tiên hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại là những năm tháng vô cùng gian khổ, đau thương, hi sinh, nhưng cũng sâu nặng nghĩa tình và không thể nào quên. Cho nên giữa những ngày đất nước rộn ràng không khí xây dựng, sống giữa Thủ đô hoa lệ, hồi tường về Tây Bắc, nhà thơ vẫn cảm thấy nhớ da diết một bản làng ;V/?Ớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ. Niềm thương yêu đằm thắm, sâu nặng đối với những miền quê mình đã từng qua và những nhớ thương, lời khẳng định cùng những hỉnh ảnh thân thương. Hai vế tiểu đối bản sương giăng với “èo mây phủ, cùng với điệp từ “nhở” đã tô đậm cảm xúc ấy. Như thế là chỉ bằng một hình ảnh mà tác giả đã làm sống dậy được một vùng quê Tây Bắc xa xôi với bản sương giăng, đèo mây phủ. Tây Bắc hiện lên trong câu thơ Chế Lan Viên thật đẹp. một vẻ đẹp huyền ảo, có cái gì đó heo hút mà vẫn kì vĩ rất tiêu biểu cho vẻ đẹp của núi rừng miền Tây. Phải quen thuộc và gắn bó nhiều với Tây Bắc thì mới tạo ra được một hình ảnh thơ đơn sơ mà gợi cảm và đúng đến the!. Một hình ảnh gợi lại một miền đất xa xôi ẩn hiện trong sương mờ mây núi và cùng là trong sương khói của hoài niệm mà đã làm khơi dậy trong tâm hồn ta biết bao hình ảnh thân thiết của những bản làng Tây Bắc, những tình cảm thắm thiết nghĩa tình của những con người chất phác bình dị và cả một mạch thơ về tình quân dân, tình đồng bào trong những năm kháng chiến chống Pháp như Nhớ của Hồng Nguyên, Bao giờ trở lại của Hoàng Trung Thông, Viết về Bác cùa Tố Hữu:...
Nhớ từng bàn khói cùng sương
Sớm khuya bếp lừa người thương đi về.
(Việt Bắc)
Bản sương giăng, đèo máy phủ thường gợi lên những gian khổ của những ngày kháng chiến và thường dễ gợi nỗi buồn cho con người. Nhưng bằng một tấm lòng gắn bó thiết tha với đất nước, với nhân dân, những người mà nhà thơ trọn đời nhớ mãi ơn nuôi thì những nơi đó bỗng trở thành niềm thương nồi nhớ của trái tim tác giả. Và tác giả càng thấm thìa một điều dường như đã trở thành chân lí trái tim nơi nao qua, lòng lại chăng yêu thương?. Câu hỏi tu từ thật nhẹ nhàng tha thiết hỏi đấy mà nào cần ai phải trả lời. Bởi bản thân câu thơ đã chứa đựng cả câu trả lời rồi. Câu thơ Chế Lan Viên mang nặng tính chất khái quát và rất giàu tính chất triết lí. Nhưng triết lí mà không khô khan. Vì đó còn là những ý thơ được cất lên từ những xúc động lắng nghe của chính lòng mình thông qua sự trài nghiệm của cuộc sống để rút ra quy luật phổ biến của đời sống trái tim con người.
Ở đây cảm xúc chính của đoạn thơ cũng nói về nỗi nhớ như không ít những bài thơ khác. Đó cũng là quy luật của thường tình. Bởi vì đất nước rộng lớn vô cùng mà:
Làm trai cho đáng làm trai
Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên.
(Ca dao)
Bằng trí tuệ sắc sảo và trái tim nhạy cảm, Chế Lan Viên còn khám phá ra một quy luật sâu xa mà lí thú:
Khi ta ờ, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hoủ tâm hồn.
Nhớ về Tây Bắc, những hồi ức và hoài niệm cũ, bỗng dưng trờ thành một dòng thác trở vê và ồ ạt chảy trong tâm khảm nhà thơ. Miền quê Tây Bắc với những ngọn đèo cao nằm ấn mình trong sương núi, với những thác dài ngàn năm hát mãi bản tình ca. Một cánh rừng xanh với những thấp thoáng giữa khói sương bảng làng, nhưng cũng đầy cheo leo hiểm trở mà đã hơn một lần được Quang Dũng đưa vào những trang thơ:
Dốc lén khúc khuỷu dốc thăm thăm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.
(Tây Tiến)
Người đọc dễ nhận ra những hình ảnh đối lập để nhấn mạnh ý mà ta thường gặp trong thơ Chế Lan Viên. Ở đây là sự đối lập giữa “ở” và “đi”, giữa “đất” và “tâm hồn”, nghĩa là giữa cái hữu hình ngoài ta và cái vô hình bên trong sâu thẳm. Con người ta thường vẫn vậy, vẫn chỉ yêu chỉ quý và cảm thấy hối tiếc hơn những cái quý giá đã xa mình “Gần nhau cảm thấy bình thường, Xa nhau mới thấy tình thương dạt dào” (Ca dao). Ở đây Chế Lan Viên đã nâng hình ảnh “đất”, một vật vô tri vô giác thành một hình ảnh sống động là “tâm hồn”, biết nhớ biết thương rất đỗi thiêng liêng cao đẹp. “Nơi đất ở”, “đất đã hóa tâm hồn”, một lối viết theo tư duy ngược chăng? Lẽ ra, tác giả phải nói là: “Khi ta ở, ta dường như dừng dưng và vô tình với đất, ta chỉ xem đất như là một nơi để ở mà thôi. Nhưng đến khi ta ra đi, thì dường như ta nhớ đến đất như nhớ về một con người thật sự. một con người có linh hồn”. Thế thì tại sao lối viết của nhà thơ lại đảo ngược vị trí của người và đất? Một dụng ý nghệ thuật rõ ràng.
Phải thôi! Có lẽ nhà thơ đang nhấn mạnh về hình ảnh và vai trò của đất, một hình ảnh mà trước đây ông đã từng gọi nó bàng tiếng “Mẹ” thân yêu. Nếu ai đã từng trải qua cuộc kháng chiến gian khổ chín năm chống giặc, từng gắn bó với mảnh đất Tây Bắc, từng chia ngọt sẻ bùi một bát cơm, chén nước, cùng đắp chung cái chăn sui trong sự đùm bọc yêu thương của đồng bào... có như thế mới hiểu được tại sao mà “đất đã hóa tâm hồn” khi ta cất bước ra đi. Đó có phải chăng là tiếng gọi của quê hương, “hóa tâm hồn” để vẫy ta trở về miền quê cũ:
Đất nước dẫu nghèo Ta yêu đến vô cùng ít vải chăng ai ché áo rách ít thời gian ghét vẽ vời kiểu cách Bất trắc nhiều dạy ta biết lo xa...
Phải chăng giữa miền đất hứa ấy và trái tim nhà thơ đã hình thành một sợi dây vô hình nhưng bền chặt? Nên mỗi bước đi của nhà thơ chính là mỗi bước tìm về kỉ niệm, để tìm về sự thuỷ chung với quê hương cho dù đó không phải là nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng khác nào một bà mẹ thứ hai đã nuôi lớn cuộc đời mình!... Thật là một hình ảnh bất ngờ đầy sáng tạo có chiều sâu triết lí mà lắng đọng cảm xúc. Xuân Diệu trong bài thơ về Tuyên viết cùng thời với bài thơ Chế Lan Viên cũng đã chứng thực cái triết lí ấy qua những vần thơ rất Xuân Diệu:
Đất nước ơi, ta quyện với mình chặt lắm
Nên đi rồi lòng không thể gỡ ra
Tuyên Quang! Tuyên Quang, đâu là mình đất thẳm
Và phần nào là hồn thần của ta?
(Về Tuyên, về nguồn 1 - 1960)
Và Xuân Quỳnh trong bài thơ Gió Lào cát trắng cũng đã có những câu thơ rất hay:
Em mới về em chưa thấy gì đâu Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.
Đang triền miên với những suy tưởng về đất nước quê hương, mạch thơ dường như đột ngột chuyển sang mạch rung cảm và suy tường khác. Đó là tình yêu và đất lạ:
Anh hỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yên ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chìm rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hỏa quê hương.
Nhớ anh, nhớ em, nhớ mẹ, nhớ chính mình, rồi cuối cùng mới nhớ đến người yêu. Không lẽ đây là nỗi nhớ sau cùng, lại là nồi nhớ “bồng" đến, một nỗi nhớ thoáng qua không định trước? Thực ra không phải là như vậy! Nhà thơ đã tách riêng ra khỏi hệ thống của nồi nhớ quê hương đất nước, để dành trọn một phần mà thương nhớ về “em”. Bởi lẽ trong cuộc sống của “anh”, em là người thực sự có vai trò quan trọng, anh đã dành cho em cả một góc con tim, hình ảnh em đã được anh lưu giữ ở tận đáy sâu của cánh cửa tâm hồn, một khoảng trời riêng của nỗi nhớ đã được tách riêng ra để dành trọn cho em yêu quý. Đó chính là lí do tại sao nỗi nhớ em lại là nỗi nhớ sau cùng. Như vậy. lại càng vô lí khi bảo đây là một nỗi nhớ thoáng qua. Thực ra, khi đọc kĩ bài thơ, ta sẽ tìm ra được một ẩn ý mà Chế Lan Viên đã đặt ngầm trong đó: hình ảnh em dường như được nhà thơ đặt vào hình ảnh của quê hương. Em chính là quê hương nên có nhớ đến quê hương, có nhớ lại được từng bóng dáng quê hương, thì tác giả mới tìm lại được hình ảnh em trong đó. Như vậy, tình yêu riêng của nhà thơ lại thêm một lần nữa đặt vào tình cảm chung của quê hương đất nước. Đây có lẽ là nét khác biệt rõ rệt của hầu hết các nhà thơ đương thời so với giai đoạn của văn học lãng mạn 1930 - 1945.
Chính vì nhớ em với một nỗi nhớ thiết tha như vậy, nên Chế Lan Viên phải tìm được hình ảnh thơ thật xứng đáng để diễn tả cho dòng cảm xúc trào dâng trong trái tim mình:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét.
Tình yêu là một đề tài khá quen thuộc. Nhưng viết về nó, bằng những câu thơ trên Chế Lan Viên vẫn có cách nói độc đáo và hấp dẫn. Nói về tình yêu và nồi nhớ, tác giả đã có cách so sánh thật mới lạ và thú vị. Ta lại bắt gặp một nét quen thuộc rất dễ nhận ra của phong cách Chế Lan Viên: Nhũng hình ảnh thơ giàu chất trí tuệ, triết lí qua sự chiêm nghiệm của cuộc đời mà chất chứa cảm xúc như thể tiếng lòng bật lên từ một trái tim đang nồng nàn nồi nhớ. Thường nhắc tới tình yêu, người ta hay nhắc đến mùa xuân. Nhưng ở đây, để diễn tả nồi nhớ và sự cần thiết của nhau trong cuộc sống, Chế Lan Viên đã dùng hai hình tượng là “đông” và “rét” để nói lên mối liên quan mật thiết giữa cuộc đời. Có mùa đông nào mà không rét, nhắc đến mùa đông mà không nói đến cái giá rét lạnh lẽo của nó thì có lẽ mùa đông sẽ chẳng bao giờ có được cái gọi là “đông”. Anh và em cũng vậy! Nếu mùa đông đang chờ đợi hơi gió rét thì anh cũng đang chờ đợi chính em đây. Anh đang chờ đợi em sẽ trở về bên anh, với quê hương đầy kỉ niệm. Từ dòng suy tưởng đó, tình yêu của tác giả chợt hiện lên và đẹp đẽ vô cùng. Nó lâp lánh với những sắc màu thắm tươi của “cánh kiến hoa vàng”, của “chim rừng lông trở biếc”, một bức tranh tình yêu được dệt từ những màu sắc rực rỡ của mùa xuân và cuộc đời. Ai đó đã nói tình yêu biến thiên như một hàm số. Có lẽ đúng. Nếu khi về với nhân dân nhà thơ đã dùng đến năm so sánh độc đáo bất ngờ thì “bỗng nhớ em” cũng được nhà thơ đưa ra một loạt so sánh về tình yêu giữa anh và em như đông về nhớ rét. như cánh kiến hoa vàng như Xuân đến chim rừng lóng trở biếc. Tác giả không hề đưa ra những định nghĩa bí hiểm trừu tượng và kiểu cách mà giữa muôn vàn định nghĩa về tình yêu phải chăng Chế Lan Viên đang tìm cho mình một định nghĩa mới? Nó gần gũi với chúng ta nhưng thật là những khám phá bất ngờ nhiều sẳc màu rực rỡ. Chính sự so sánh linh động đã tạo nên một giá trị mới trong muôn vàn cách nghĩ về tình yêu. Không hiêu sao tôi cứ tâm đắc với câu thơ này:
Anh bỗng nhớ em như đóng về nhớ rét.
Anh “bỗng” tìm được so sánh biểu hiện đúng nhất tình cảm nhớ em chứ đâu phải anh vô tâm mà “bỗng nhớ em?”, “Cho con về gặp lại”, “Con gặp lại nhân dân như nai về”, “đông về nhớ rét”. Tất cả đều định hướng về nơi ấy... Bản chất của mùa đông là giá rét. Hóa ra nhớ em là anh tìm lại được chính mình ư? Giá rét thường gợi đến nỗi nhớ nhau:
Cái rét đầu mùa anh rét xa em
Đêm dài lạnh chăn chia làm hai nửa
Nửa đắp cho em ở miền sóng bể
Nửa đắp cho mình ở phía không có em.
(Chế Lan Viên)
Những bông hoa và tiếng nhạc mùa xuân chưa phải là tình yêu. Vâng, tình yêu ờ đây đã có nỗi đắm sâu chân chất, đã qua cái thườ ban đầu với những thử thách khổ đau, đến mùa đông và vượt qua nó để tái sinh và thăng hoa rực rỡ với mùa xuân...
Đoạn thơ kết thúc bằng một câu thơ mang ý nghĩa khái quát chung cho toàn đoạn. Chế Lan Viên triết lí lúc nào ta chẳng hay:
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
Câu thơ nhẹ nhàng giản dị như một lời hát của trái tim, nhưng lại chứa đựng một chân lí kì diệu của tình yêu trong cuộc sống. Đến đây, đoạn thơ như lại được hòa nhập chung với dòng cảm xúc của toàn bài. Bởi lẽ khi nói đến tình yêu. ta có thể nghĩ rộng ra, bung khỏi giới hạn của tình yêu giữa anh và em, là tình yêu đối với dân tộc, đồng bào, với quê hương đất nước. Trên cái mạch triết lí ấy, nhà thơ như bỗng reo lên khi phát hiện ra một chân lí giản dị mà sâu xa khác của tình cảm: Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương. Với câu thơ hàm súc này, tác giả đã nói hộ cho biết bao trái tim về cái kì diệu của tình yêu. Tình yêu có một sức mạnh gần như là phép lạ: Có thể biến mọi vùng đất xa xôi thành quê hương thân thiết. Ca dao xưa đã từng nói Yêu nhau yêu cả lối đi. Nhưng ở đây, Chế Lan Viên đã khái quát lên một mức độ cao hơn nhiều. Tình yêu trong câu thơ trên không chỉ giới hạn trong tình yêu của anh và em mà nó còn là kết tinh của những tình cảm đối với quê hương đất nước, làm sâu nặng thêm những tình cảm ấy. Ở đâu thắm thiết tình người thì ở đó là quê hương. Câu thơ vì thế có sức khái quát thật cao, vượt qua khỏi câu ca dao bình dân ngày nào: Yêu nhau yêu cả lối đi... và nâng cao lên nhiều sức kì diệu của tình yêu. Nó mang giá trị biểu cảm không kém chút nào so với những câu thơ trong bài Quê hương của Giang Nam:
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
Tình yêu không những làm nhà thơ gắn bó với quê hương, mà còn làm phát sinh ra tình cảm đối với miền quê còn xa lạ. Mỗi hiện tượng và sự vật chi có thể tồn tại và phát triển trong mối quan hệ khăng khít với hiện tượng sự vật khác - như cái rét với mùa đông, cánh kiến với hoa vàng, như mùa xuân đối với bộ lông trở biếc của chim rừng. Đó cũng là bản chất của tình yếu luôn luôn có sự khăng khít hoà hợp giữa hai tâm hồn. Với hai khổ thơ trên nhà thơ nói nhiều về nỗi nhớ, về “Tình yèừ', nhưng thực chất là nói về tình cảm của nhà thơ đối với nhân dân đất nước. Đó cũng chính là cội nguồn để sáng tạo nghệ thuật, thơ ca. Do đó ý thơ vẫn nằm trong mạch suy tư và cảm xúc chung cùa bài thơ.
Lịch sử đã sang trang, dân tộc ta đang tiếp tục hành trình vào thiên niên kỉ mới. Trong không khí đất nưóc thanh bình, đọc lại Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, ta như cảm nhận được âm vang của một thời đại dần tộc say mê cùng lí tưởng vẫn lan tỏa đến tận hôm nay. Tiếng thơ ấy không chỉ gợi lên những suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi người gắn bó cùng dân tộc mà còn khơi dậy những ân tình với quá khứ. Bài thơ của Chế Lan Viên vẫn đi cùng năm tháng bằng suy ngẫm, tình cảm máu thịt gắn bó với nhân dân, đất nước, thời đại. Nhà thơ như đang nói cùng chúng ta:
Khi Tổ quốc hổn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu...