Giới thiệu vắn tắt sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân (khoảng 30 dòng)

Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân thường viết về ba đề tài: “Chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp "Vang bóng một thời" và đời sống trụy lạc. Dù viết về đề tài nào thì ở nơi mạch ngầm của các trang sách, vẫn là lòng yêu nước thiết tha, tinh thần dân tộc sâu sắc. Ở Nguyễn Tuân lòng yêu nước có màu sắc riêng gắn với những giá trị văn hoá, nghệ thuật nghìn năm của dân tộc. Ông là nhà văn rất mực tài hoa, suốt đời đi tìm cái đẹp và thể hiện cái đẹp của thiên nhiên đất nước, của văn chương nghệ thuật, của văn hoá phong tục và của tâm hổn Việt Nam.

Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc đã khiến Nguyễn Tuân nhiệt liệt chào đón cách mạng, hăng hái tham gia cách mạng và kháng chiến, dùng ngòi bút ngợi ca đất nước, nhân dân và đánh giặc.

Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân quan niệm cái đẹp chỉ có trong quá khứ "Vang bóng một thời". Nó chỉ còn vương sót lại ở những con người kiệt xuất và hiếm hoi như ông Huấn Cao trong "Chữ người tứ tù" (Vang bóng một thời), và Nguyễn Tuân đem đối lập nó với hiện tại và tương lai Sau Cách mạng, ông nhận ra cái đẹp trong quá khứ và hiện tại hoà hợp với nhau và có ở cá nhân dân đại chúng, ở người công nhân cầu đường, ở ông lái đò sông Dà (Ngưni lái đò Sông Đà), ở anh lính cao xạ hay ở cô dân quân tròn trận đia pháo (hà Nội ta đánh Mỹ giỏi), V.V…

Nguyễn Tuân là nhà văn có một phong cách nghê thuật hết sức độc đáo. Ông tiếp cận thiên nhiên và con người chủ yếu ở phương diện văn hoá nghệ thuật, phương diện tài hoa nghệ sĩ. Ong đặc biệt sở trường về thể văn tuỳ bút mà ông gọi là "Chơi lối độc tấu". Nguyên Tuân cũng được coi là bậc thầy của ngôn ngữ văn học.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.