Hãy phân tích bài bút kí “Ai đặt tên cho dòng sông” để cùng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời câu hỏi đặt ra trong nhan đề tác phẩm

Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có phong cách độc đáo và đậc biệt sở trường về thể văn bút kí, tùy bút. Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin về văn hóa, lịch sử rất phong phú: Bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông" là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của ông. Nhà văn đã chọn cho tác phẩm của mình một nhan đề thật gợi, đậm chất thơ. Vậy "Ai đã đặt tên cho dòng sông"? đó là dòng sông nào? Ngẫm sâu thiên bút kí, người đọc sẽ cảm nhận được những ẩn ý sâu xa trong nhan đề ấy.

Ai dã đặt tên cho dòng sông? được viết tại Huế tháng 1 - 1981, rút từ tập bút kí cùng tên. Tập sách gồm tám bài kí, viết ngay sau chiến thắng mùa xuân 1975, nên vẫn còn bừng bừng khí thế chông giặc ngoại xâm và cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng. Nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc thường gắn vởi tình yêu sâu sắc đôi với thiên nhiên trên đất nước và với truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời của dân tộc mà ông đã bỏ công tìm tòi, tích lũy một cách say mê, trân trọng, đồng thời cố gắng truyền đạt bằng một ngòi bút tài hoa với những lời văn thật đẹp, thật sang. Bài kí thực chất thuộc thể tùy bút vì hành văn phóng túng, nhân vật chính là cái tôi của tác giả, chất trữ tình rất đậm.

Sông Hương là dòng sông nổi tiếng của xứ Huế mộng và thơ. Nhấc đến Huế là nhắc đến sông Hương núi Ngự gắn với hình ảnh những chiếc nón bài thơ, những tà áo dài tím thướt tha trong gió. Sông Hương đã đi vào thơ ca, nhạc họa như một miền nhớ, miền thương của những tâm hồn nghệ sĩ. Đến Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn cũng góp phần dựng lên một hình ảnh thật đẹp, thật thơ mà không kém phần mới lạ về sông Hương.

Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ tài hoa Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương từ thượng nguồn đến khi hòa mình vào đất đai, nhà cửa của xứ Huế đã mang những vẻ đẹp khác nhau.

Lúc ở rừng già sông Hương phóng khoáng và man dại, rầm rộ và mãnh liệt như một “bản trường ca của rừng già”. Sông Hương với người nghệ sĩ lúc ấy giống như một cô gái Di-gan đạp man dại đầy hấp đẫn và phóng túng. Nhưng vừa khi ra khỏi rừng nó lại chợt mang vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ của một “người mẹ phù sa”. Dưới con mắt tác giả, sông Hương rất giống với con người, nhất là phái nữ, càng về với đồng bằng, "nàng" càng trỏ nện chín chăn, trưởng thành hơn. Lúc qua hai dãy đồi sừng sững như thành quách, dòng sông mềm như tấm lụa, với vẻ đẹp biến ảo “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Qua vùng ngoại ô Kim Long nó chợt vui tươi hẵn lên. Rồi đến khi đến thành phố, sông Hương uốn một cánh cung râ't nhệ làm cho dòng sông mềm hẳn đi và trôi đi chậm, thực chậm như một mặt hồ yên tĩnh. Dòng sông như muôn làm duyên với con người xứ sở mơ mộng, hiền hòa này.

Vẻ đẹp của dòng sông Hương đã được tác giả miêu tả bằng một tình cám thiết tha với Huế, với một vốn văn hóa phong phú và một vốn ngôn từ giàu có và đậm chất thơ của tác giả. Trong đoạn trích nói trên, vẻ đẹp của dòng sông được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên rất đa dạng. Dòng sông trữ tình, êm ả, hiền hòa như một thiếu nữ dịu dàng và duyên dáng.

Ngoài vẻ đẹp của một dòng sông thiên nhiên, sông Hương còn gắn bó với lịch sử, văn hóa của Huế và tâm hồn của con người vùng đất cổ kính này.

Sông Hương đã sông những thố kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sồng biên thùy xa xôi của đất nưởc các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại. Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ, nó sông hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển. Cùng với niềm cổ vũ nồng nhiệt dành cho nó trong mùa xuân Mậu Thân, Huế đã nhận được những lời chia buồn sâu sắc nhất của thế giới về sự tàn phá mà đế quốc Mĩ đã chụp lên những di sản văn hóa của nó... Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một cô gái dịu dàng của đất nước.

Không chỉ vậy, cũng bắt nguồn từ sông Hương mà bao áng thơ ca, nhạc họa đã ra đời góp phần vào sự đa dạng, phong phú và độc đáo của văn hóa xứ Huế. "...toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya". Trên mặt nước sông Hương, đã có bao bài ca Huế được cất lền: lí con sáo, hò giã gạo, hò nuôi con, hát ru em,... Cả những khúc Nam ai Nam bình nao nức lòng người lãng khách. Và theo trí tưởng tượng là diệu của tác giả, sông Hương - không phải một dòng sông bất kì nào khác - chính là nơi gợi hứng cho những dòng thơ trác tuyệt trong kiệt tác "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Dư: "Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua - Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”... Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính lậ Tứ đại cảnh”".

Trong "Ai đã đặt tên cho dòng sông", Hoàng Phủ Ngọc Tường đẵ sử dụng rộng rãi thủ pháp nhân cách hóa đối với Huế và dòng sông Hương. Người đọc có thể gặp trong trang văn của ông những câu văn hết sức hữu tình, duyên dáng, tựa hồ như cái mỉm cười e lệ của người thiếu nữ chốn cố đô này: "Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng" hay "Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại", "Hình như trong khoảnh khấc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc. đêm khuya",...

Bên cạnh thủ pháp nhân hóa, tác giả còn sử dụng nhiều hình ảnh ví von, so sánh đặc sắc: “... phía đó, nơi cuối đường, nó (sông Hương) đã nhìn thấy chiếc cầu trăng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”, “Giáp mặt thành phố ở cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến, đường cong â'y làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Cách viết ấy làm cho dòng văn trở nên gợi cảm, giàu màu sắcvà rất tình tứ, kín đáo, dịu dàng.

Qua bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông", Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện một tình yêu tha thiết đến đắm say cảnh và người xứ Huế. Đến đây, người đọc có thể hiểu được câu trả lời cho câu hỏi tác giả đã chọn làm tiêu đề cho tác phẩm. "Ai đã đặt tên cho dòng sông" nếu không phải là nền văn hóa, lịch sử lâu đời đất cố đô? Lớp lớp những con người xứ Huế rất đỗi dịu dàng, kín đáo khung tình cảm luôn dào dạt, thiết tha này, bằng tình yêu vô bờ đối với quê hương đí trước, họ chẳng những đề thơ lên sông núi mà còn tạo nên cho đất đai, sông suối một chiều dài lịch sử, văn hóa giàu sức khơi gợi. Cuối đoạn trích, tác giả đã kể về những người dân hai bên bờ, vì quá đỗi yêu sông mà đổ xuống dòng thứ nước hương thơm phức. Con người nơi đây vì yêu chốn quê cha đất Tổ đã biết làm nên những điều háy điều đẹp để hậu thế mãi lưu danh thơm của những tên núi tên sông quê hương họ.

"Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ là một bài ca ngợi ca cảnh trí non sông đất nước. Bút kí còn là lời tri ân đến những thê' hệ con người đất cố đô tài hoa nghệ sĩ đã vì hậu thê' mà tạo nên những giá trị văn hóa tinh thần đầy chất nhân văn. Đọc "Ai đã dặt tên cho dòng sông", người đọc nhìn quê hương đất nước mình với ánh nhìn thêm thơ thêm nhạc.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.