Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người Lor-ca trong phần đầu bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo

“Bao giờ tôi chết

Hãy chôn tôi cùng cây đàn ghi ta

Trong cát

Bao giờ tôi chết

Giữa những cây cam

Và cây bạc hà tốt lành

Bao giờ tôi chết

Xin vui lòng chôn tôi

Trong ngọn tiêu phong

Bao giờ tôi chết"

(Ghi nhớ - Lor-ca)

Khi đọc bài thơ sẽ có rất nhiều người cảm thấy quen thuộc nhưng để hiểu hơn về bài thơ cũng như tác giả của nó thì không phải ai cũng có thể ỉàm đừợc. Rồi người đọc đã một lần nữa được gặp lại Lor-ca trong những vần thơ ấn tượng của Thanh Thảo khi ông viết “Đàn ghi-ta của Lor-ca” mà hiểu và trân trọng hơn cuộc đời của người thanh niên có số phận bất hạnh ấy. Bài thơ mở đầu bằng những mảnh kí ức, rời rạc về Lor-ca còn được lưu truyền lại qua chính những sáng tác của ông:

“những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la

di lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn.”..

Khổ thơ như một lời tự sự, kể lại về cuộc đời của nhân vật Lor-ca mà nhà thơ là một người “chép sử’ cần mẫn và đầy nhạy cảm. Mỗi chi tiết trong bài thơ đều gợi nhớ đến hình ảnh của Lor-ca, chàng nghệ sĩ, người thanh niên cách mạng có lí tưởng tốt đẹp nhưng số phận thì bất hạnh. Fe-de-ri-co Gar-ci-a Lor-ca là một người Tây Ban Nha. Anh sinh năm 1898, đúng vào. quãng thời gian mà chủ nghĩa phát-xít đang hoành hành. Không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng, anh còn có tài năng âm nhạc và hội hoạ, là con chim hoạ mi của xứ Espagna. Anh sáng tác rất nhiều ngẫu khúc cho ghi-ta và là bậc thiên sứ hát ca cùng cây đàn duyên dáng này. Nhưng cuộc đời chứa đựng nhiều bất công ngang trái. Tình yêu nước và tài năng đang độ phát triển lại bị đày đoạ bởi tội ác dã man của phát xít. Thi thể của ông được người ta tìm thấy trong đống xác 1500 người bị bắn ngày 19/8/1936 trên miệng một vực sâu gần Granada. Khổ thơ cũng như cả bài thơ xuất hiện rất nhiều các chi tiết liên quan đến cuộc đời của Lor-ca mà phần lớn được rút ra từ chính trong những tập thơ của ông. Từ đó ta thấy hiện lên chân thực bức chân dung của một chàng trai xứ Tây Ban Nha. Đầu tiên là tiếng đàn. “Những tiếng đàn bọt nước.”... Câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác. Âm thanh không chỉ được nghe thấy bằng tai mà còn được cảm nhận bằng thị giác và cả một linh giác tinh tế, nhạy cảm. Cây đàn luôn đi liền với Lor-ca. Nói đến anh, người ta nhắc đến cây đàn cùng những khúc ca say sưa ca ngợi cuộc sông của anh, và đến ước mơ được chết cùng với cây đàn ghi ta của anh. Cây đàn ghi-ta, cũng giống như đàn Lyre, là biểu tượng của thi ca, khởi phát và giữ nhịp cho thơ ca chứ không đơn giản chỉ là một cây đàn công cụ âm nhạc thông thường. Lor­ca đã từng có khát khao được cùng nằm xuống với cây đàn của mình để công hiến tận hưởng cho âm nhạc và cho cuộc sông. Vậy mà đây lại vang lên những “tiếng đàn bọt nước”. Tiếng đàn đâu chỉ là tiếng đàn nữa mà còn là thứ âm thanh đầy dự càm, đế’ rồi “tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan” ở những câu thơ sau đó. Hình ảnh thơ không chỉ gợi về Lor-ca mà còn là sự hé mở về số phận của chàng. Tiếp sau đó là một loạt những hình ảnh gắn với chàng trai Lor-ca. Khi Lor-ca cầm trên tay cây đàn thơ của mình, chàng như một torero (đấu sĩ): “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”, bước vào đấu trường trong cuộc đấu một mất một còn với con - bò - tót - định - mệnh, một “con bò cô đơn với trái tim cao thượng”.

Chàng sẵn sàng chết trước cặp sừng oai dũng của con bò trọng danh dự ấy, với “những vết thương bốc cháy như mặt trời”. Điệp khúc “Li-la li—la li-la” vừa gợi lên âm thanh tiếng đàn của chàng trai tài hoa, nhưng cũng là gắn với một loài hoa rất đẹp đã từng được nhắc đến nhiều trong thi ca: hoa li—la (hoa tử đinh hương). Nó vang lên giống như âm điệu của bài thơ, vừa tha thiết, dìu dặt đấm say lòng người lại vừa đau đớn, xót xa. Trong tiếng đàn ấy, Lor-ca bừớc đi “đi lang thang về miền đơn độc / với vầng trăng chếnh choáng / trên yên ngựa mỏi mòn”. Một lần nữa lại là hàng loạt các hình ảnh của Lor-ca đựợc Thanh Thảo hình dung qua những vần thơ. Con người ấy, đi giữa cuộc đời mà luôn cảm thấy cô đơn. Có Ịẽ đó là do những ám ảnh về cái chết của nhà thơ. Một cái chết được báo trước luôn ám ảnh Lor-ca và chính nó đã trở thành một trong những động lực lớn nhất của thơ ông. Cùng với tình yêu và cái đẹp, chúng hoán đổi cho nhau trong những nỗi ám ảnh lớn. Có lẽ bởi người thanh niên có tâm hồn cao thượng ấy đã sớm nhận ra cái tàn ác của bọn phát xít trong xã hội mà chàng đang sống. Chúng là giống ruồi nhặng, chúng là cái chết mang hình ruồi nhặng, “cái chết đẻ trứng vào vết thượng”. Và có lẽ, cũng chính bởi thế mà anh khát khao khi chết được chôn cùng với cây đàn ghi ta, với niềm đam mê và sự trong sạch của chính mình, để cây đàn rồi cũng sẽ không bị lạc loài trong cái cô đơn ấy. Muôn đời nhà thơ cũng vẫn chỉ là một dáng hình đơn độc, đơn độc trong sự sống của chính mình. Lor-ca chấp nhận và tôn vinh sự chết như đã chấp nhận và tôn vinh tình yêu, cái đẹp vì ông đã thấy trong cái đẹp có sự chết cũng như trong cái chết có tình yêu. Và nhà thơ một mình, lang thang, tìm kiếm giấc mộng về vầng trăng. Ta nhớ đến “Bài ca mộng du” của ông, khi hai người bạn mê man trèo lên lan can cao tít “lan can của vầng trăng - nơi nước gieo vang dội”, họ trèo lên, để lại phía sau những vệt máu, vệt nước mắt, để lại phía sau cuộc đời họ để đi tđi tận cùng khát vọng của mình, tình yêu của mình, cái đẹp của mình và cả cái chết của đời mình. Người bạn kia chỉ có trong tưởng tượng thế nên hành trình của Lor-ca, như những gì Thanh Thảo phát hiện, vẫn chỉ cô độc có một mình. Lor-ca đau khổ, Lor-ca cô độc, Lor-ca luôn dự cảm về cái chết bởi vì dưới bàn tay của bọn phát xít, “cái chết đẻ trứng vào vêt thương” là quá nhiều. Nó song hành với hình ảnh một chàng kị sĩ cô đơn “con ngựa đen, vầng trăng đỏ”, với hình ảnh nàng Di-gan như ngọn lửa xanh, “xanh thân hình, xanh tóc”... Thanh Thảo đã từng viết: “Lor-ca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi nhói, một nhà thơ có thể biến những ước mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành ngổn từ. Lor-ca siêu thực một cách tự nhiên, hiện thực một cách tự nhiên”. Những lời ấy có lẽ là lời lí giải cho tất cả những hình ảnh và tiên cảm thường xuất hiện trong thơ ông.

Có thể nói, Thanh Thảo đã vô cùng tài tình khi chỉ bằng một vài câu thơ ngắn gọn mà khái quát được cả về một cuộc đời bất hạnh. Không tìm đâu xa xăm, ông lấy chính những hình ảnh thơ, những nỗi đau, những dự cảm thường xuất hiện trong thơ Lor-ca để xây dựng nên bức chân dung tự hoạ của chính anh. Đó là bức chân dung của một người thanh niên có lí tưởng bị vùi dập dưới bàn tay quân phiệt của bọn phát-xít. Anh có tài năng, anh có niềm đam mê, nhưng thực tế cuộc sông cũng khiến anh luôn ám ảnh bởi những dự cảm không chút sáng sủa. Một số phận bất hạnh, nạn nhân dưới chế độ phầt xít.

Giọt nứớc mắt vầng trăng làm nên phút thăng hoá âm thanh bất diệt “li—la li—la li-la” cứ ngân mãi, hoà quyện cả màu sắc, âm thanh, ánh sáng, sự sống thành một thể thống nhất. Định mệnh - lá bùa trôi vào xoáy nước khép lại cuộc đời người chiến sĩ chống phát-xít kiên cường. Chàng ném trái tim mình vàọ im lặng, nhưng tiếng đàn - hồn thơ vẫn như lan tỏa trên dòng sông cuộc sống vĩnh cửu, mà mỗi giọt âm thanh ấy hoà tan thành sắc li—la tím mãi màu vọng tưởng.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.