Cảm nhận của anh (chị) về hành động Mị chạy theo A Phủ trong Vợ chồng A Phủ và hành động thị theo không Tràng về làm vợ trong Vợ nhặt Kim Lân

1. Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

- Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: hành động Mị chạy theo A Phủ và hành động Thị theo không Tràng về làm vợ.

Có thể nói, khi con người lâm vào bước đường cùng, khi sự sống và cái chết gần kề gang tấc, người ta thường có những hành động bất ngờ, dữ dội, quyết liệt. Sức mạnh ngòi bút nhân đạo của Tô Hoài và Kim Lân không chỉ dừng lại ở tình cảm xót thương các nhân vật mà hơn thế nữa, các nhà văn còn khắc họa sức sống tiềm tàng, sức trỗi dậy mạnh mẽ của con người trước sự vùi dập của hoàn cảnh. Trường hợp hành động Mị chạy theo A Phủ trong Vợ chồng A Phủ và hành động thị theo không Tràng về làm vợ trong Vọ nhặt là những ví dụ tiêu biểu.

2. Thân bài

2.1. Phân tích hành động Mị chạy theo A Phủ

- Vài nét về nhân vật Mị.

+ Là cô gái xinh đẹp, con dâu gạt nợ, bị bóc lột, đày đọa về thể xác và tâm hồn.

+ Cô sống vật vờ y một cái bóng lùi lũi như một con rùa nuôi xó cửa...

- Lí giải hành động Mị chạy theo A Phủ.

+ Nhà văn đã phát hiện ra rằng bên trong tâm hồn người con gái ấy vẫn còn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, chỉ chờ có dịp là bùng nổ mạnh mẽ. Ngay sau khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ cô định tự tử vì ý thức được cuộc sống tủi nhục của mình và không chấp nhận cuộc sống ấy. Nhưng sự uất ức đến nỗi muốn chết ấy lại là một biểu hiện của lòng ham sống và khát vọng tự do, vì không muốn tiếp tục một cuộc sống đầy đọa nên cô đã tìm đến cái chết như một phưong tiện giải thoát.

+ Tuy nhiên với tấm lòng nhân hậu đầy cảm thông, nhà văn vẫn nhận ra rằng khát vọng hạnh phúc trong Mị có thề bị vùi lấp, lãng quên đâu đó nhưng không thể bị tiêu tan. Vào một đêm tình mùa xuân trong ngày Tet, những yếu tố ngoại cảnh đánh thức kí ức và gợi lại kỉ niệm yêu đang bị vùi lấp bấy lâu trong tâm hồn lầm lũi thường ngày, trở thành tiếng gọi của sự sống mỗi lúc một rõ, một tha thiết. Thế là từ ngoại cảnh đã tác động đến cảm xúc, tâm trạng và cuối cùng là hành động.

+ Trong cái trạng thái chập chờn cơn tinh cơn mê, lại thêm sự thôi thúc của tiếng sáo réo rắt đã dẫn Mị đến một hành động chưa từng thấy kể từ khi cô bước chân vào nhà thống lí Pá tra cỏ quấn lại tóc và với tay lấy váy hoa mới, chuân bị đi chơi. Nhưng khi bị trói Mị bỗng ý thức được cảnh ngộ hiện tại của mình và trong lòng lại trào lên một nồi đau xót, tủi nhục. Mị lại thổn thức, miên man nghĩ về thân phận không bàng con trâu, con ngựa của mình rồi dần thiếp đi.

+ Khi Mị chứng kiến cảnh A Phủ bị bắt trói đứng, ban đầu Mị thản nhiên. Mị dường như đã trở nên vô cảm trước tất cả. Nhưng khi Mị lé mắt trông sang thấy mắt A Phủ cũng vừa mờ, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại thì Mị lại chợt bừng tỉnh trông người lại nghĩ đến ta. Hình ảnh ấy khiến Mị bỗng nhớ đến câu chuyện rùng rợn về những người đàn bà bị trói đứng cho đến chết trong nhà thống lí cũng trên cái cọc này và hồi ức đưa cô về với những lần chính mình bị đánh, bị trói trước đây... Ý nghĩ A Phủ rất có thể sẽ bị chết trong đêm nay đã hoàn toàn đánh thức tình thương và lòng căm hận trong lòng Mị. Từ thương người đến thương thân và tình thương ấy cứ lớn dần, lớn dần để rồi dẫn Mị đến với ý thức ngày càng rõ rệt hơn về một sự thật tàn bạo và vô lí, bất công. Ý thức đó đã thôi thúc Mị đứng dậy cắt dây trói cho A Phủ và bất giác chạy theo A Phủ, cùng trốn khỏi Hồng Ngài.

+ Hành động bộc phát nhưng thật quyết liệt đó của Mị một phần là do sự thúc bách của tình thế khiến cô không thể làm khác, bởi cô hiểu rõ ở đây thì chết mất. Nhưng mặt khác, đó cũng là quá trình tất yếu của một quá trình dồn nén, bức xúc cả về thể chất lẫn tinh thần đối với Mị. Đồng thời đó cũng vừa là biểu hiện, vừa là kết quả cùa một sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ đã được trỗi dậy trong con người Mị, kết thúc cả quãng đời đày ải, tối tăm của cô trong nhà thống lí để bắt đầu một cuộc đời mới.

2.2. Phân tích hành động thị theo Tràng về làm vợ

-Vài nét về nhân vật thị.

+ Cảnh ngộ: Người “vợ nhặt'''' là nạn nhân của nạn đói với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh.

+ Thị đã bất chấp tất cả để được ăn, ăn để được tồn tại trong cơn lũ đói khát. Thị chấp nhận theo không Tràng về làm vợ.

- Phân tích, lí giải hành động theo Tràng về làm vợ.

+ Bề ngoài thị là người đanh đá, táo bạo tới mức trơ trẽn. Nghe anh chàng phu xe bò hò một câu tầm phơ tầm phào cho đỡ nhọc thị đã cong cớn bám lấy rồi vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng. Gặp lần thứ hai, khi Tràng vừa trả hàng xong, thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt mà sưng sỉa, cong cớn. Thấy có miếng ăn, hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên rồi thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì cả.

+ Người phụ nữ ấy (thị) hành động hoàn toàn theo bản năng của mình. Thị làm tất cả chỉ để được... ăn!

+ Đó là ý thức bám lấy sự sống là vì để được sống chứ không phải là loại người lẳng lơ. Cận kề bên cái chết, người đàn bà không hề buông xuôi sự sống. Trái lại, thị vẫn vượt lên trên cái thảm đạm để dựng xây mái ấm gia đình. Niềm lạc quan yêu cuộc sống cùa thị chính là một phẩm chất rất đáng quý.

2.3. Nêu sự tương đồng và khác biệt

a.Tương đồng

- Họ là những số phận đáng thương, những cuộc đời nghiệt ngã và đầy bất hạnh. Nhưng không dừng lại ở việc khai thác những nồi đau khổ, những bất công của xã hội, của cuộc sống đã đẩy cuộc đời họ vào những bế tắc cùng cực. Mà ở đấy, các nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn người phụ nữ.

- Bằng tình yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh liệt và với những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ, họ đã vượt qua những rào cản, những bất công xã hội, vượt qua số phận bất hạnh để tìm đen hạnh phúc.

- Những nhà văn này đã góp lên tiếng nói chung - tiếng nói nhân đạo đối với họ. Không những thể hiện sự quan tầm, thông cảm, đồng cảm với những số phận bất hạnh này mà những nhà văn còn trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của người phụ nữ - luôn hướng về ánh sáng, hướng về cái đẹp.

b. Sự khác biệt

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả nội tâm rất tinh tế... trong Vợ chồng A phủ - Tô Hoài (Thí sinh phân tích ngắn gọn).

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả nội tâm, xây dựng tình huống éo le, cảm động trong Vợ nhặt - Kim Lân (Thí sinh phân tích ngắn gọn).

- Sáng tạo về nội dung: Mỗi nhà văn đều tìm cho mình một hướng đi riêng, khắc họa phâm chất, số phận của những người phụ nữ trong từng cảnh ngộ khác nhau: Kim Lân tập trung miêu tả số phận người phụ nữ trong nạn đói 1945; Tô Hoài tập trung khắc họa số phận, vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi dưới ách áp bức thống trị cùa chúa đất phong kiến.

2.4. Lí giải sự khác nhau

- Do thể loại.

- Do phong cách, cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn.

- Do hoàn cảnh.

3. Kết bài

- Đánh giá chung.

- Nêu cảm xúc của bản thân.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.