Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài triết học " LUẬN LÝ KHÍ CỦA LÊ QUÝ ĐÔN "

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Trên cơ sở lịch sử Nho học Việt Nam, bài viết trình bày và phân tích luận lý khí trong “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn. Tác giả chỉ ra rằng, luận lý khí của Lê Quý Đôn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Chu Tử học. Nhưng, trong quá trình trình bày luận lý khí của mình, Lê Quý Đôn đã có những nhận định rất đặc sắc, làm nên cái riêng của ông, khiến ông được gọi là học giả tập đại thành của Nho học Việt Nam. Bài viết chỉ ra rằng, dù Lê Quý. | LUẬN LÝ KHÍ CỦA LÊ QUÝ ĐÔN LÂM NGUYỆT HUỆ Trên cơ sở lịch sử Nho học Việt Nam bài viết trình bày và phân tích luận lý khí trong Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn. Tác giả chỉ ra rằng luận lý khí của Lê Quý Đôn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Chu Tử học. Nhưng trong quá trình trình bày luận lý khí của mình Lê Quý Đôn đã có những nhận định rất đặc sắc làm nên cái riêng của ông khiến ông được gọi là học giả tập đại thành của Nho học Việt Nam. Bài viết chỉ ra rằng dù Lê Quý Đôn dùng lý khỉ để giải thích sự sinh thành và vận động của đất trời nhưng ông không hề bài xích Phật giáo và Đạo giáo. Trái lại ông còn có tư tưởng dung hợp tam giáo. I. Sự hưng thịnh của Nho học Việt Nam và Lê Quý Đôn thời Hậu Lê Nho học vốn là truyền thống của văn hoá Trung Quốc nó có ảnh hưởng sâu sắc đối với dân tộc Hoa Hạ. Nhưng từ sau thế kỷ XII - XIII Tân Nho học Tống Minh Neo - Confucianism còn gọi là lý học Tống Minh được khởi nguồn từ Trung Quốc không chỉ là dòng chảy văn hoá nghệ thuật chính của Trung Quốc mà thậm chí còn mở rộng sang cả các nước xung quanh trở thành biểu hiện chung của văn minh Đông Á 1 là nguồn tư tưởng chung của dòng văn hoá chữ Hán. Điều đáng chú ý là sự phát triển của Tân Nho học Tống Minh nhất là Chu Tử học đã lan truyền theo hai hướng Đông và Tây. Hướng phát triển sang phía Đông của Tân Nho học truyền đến Triều Tiên ảnh hưởng đến thể chế chính trị và tư tưởng văn hoá hơn năm trăm năm thời kỳ 1392 - 1910 thậm chí đến cả thời Cận đại của Triều Tiên. Cũng theo hướng Đông Tân Nho học truyền sang cả Nhật Bản và có ảnh hưởng to lớn đối với chính trị xã hội văn hoá của Nhật Bản thời đại Đức Xuyên 1600-1868 . Một hướng phát triển khác của Tân Nho học là hướng Nam sang Việt Nam ảnh hưởng đến thời đại Hậu Lê 1428-1784 và thời nhà Nguyễn 1802-1945 của Việt Nam tạo ra thời kỳ hưng thịnh của Nho học Việt Nam. Có thể nói từ sau thế kỷ XV Tân Nho học đặc biệt là Chu Tử học đã có ảnh hưởng to lớn đối với cả Triều Tiên Nhật Bản và Việt Nam. Xét từ góc độ Nho học Đông Á việc phát triển .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.