Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi hóa quốc gia năm 2005
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Đề thi học sinh giỏi hóa quốc gia năm 2005 | Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia nam 2005 Môn: HOÁ HỌC, Bảng A Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi thứ nhất: 11/3/2005 Câu 1: 1. Viết sơ đồ điều chế các axit sau đây : a ) Axit : Benzoic , phenyletanoic , 3-phenylpropanoic từ benzen và các hoá chất cần thiết khác. b ) Axit xiclohexyletanoic, 1-Metylxiclohexan-cacboxylic từ metylenxiclohexan và các hoá chất cần thiết khác. 2. Sắp xếp (có giải thích) theo trình tự tăng dần tính axit của các chất trong từng dãy sau : a ) Axit : benzoic, phenyletanoic , 3-phenylpropanoic, xiclohexyletanoic, 1-metylxiclohexan-cacboxylic. b ) 3. a ) Sắp xếp (có giải thích) theo trình tự tăng dần nhiệt độ nóng chảy của các chất sau : b ) Sắp xếp (có giải thích) theo trình tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất sau : Câu 2: L-prolin hay axit (S)-pirolidin-2-cacboxylic có pK1 = 1,99 và pK2 = 10,60. Pirolidin (C4H9N) là amin vòng no năm cạnh . 1. Viết công thức Fisơ và công thức phối cảnh của L-prolin. Tính pH1 của hợp chất này. 2. Tính gần đúng tỉ lệ dạng proton hoá H2A+ và dạng trung hòa HA của prolin ở pH = 2,50. 3. Tính gần đúng tỉ lệ dạng đeproton hoá A- và dạng trung hòa HA của prolin ở pH = 9,70. 4. Từ metylamin và các hoá chất cần thết khác (benzen, etyl acrilat, natri etylat và các chất vô cơ), hãy viết sơ đồ điều chế N-metyl-4-phenylpiperiđin. Câu 3: Hợp chất hữu cơ A chứa 79,59% C; 12,25% H; còn lại là O chỉ chiếm một nguyên tử trong phân tử. Ozon phân A thu được HOCH2CH=O ; CH3[CH2]2COCH3 và CH3CH2CO[CH2]2CH=O. Nếu cho A tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1 rồi mới ozon phân sản phẩm chính sinh ra thì thu được hai sản phẩm hữu cơ , trong số đó có một xeton . Đun nóng A với dung dịch axít dễ dàng thu được sản phẩm B có công thức phân tử như A , song khi ozon phân B chỉ cho một sản phẫm hữu cơ duy nhất . 1. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A. 2. Tìm công thức cấu tạo của B và viết cơ chế chuyển hoá A thành B Câu 4: 1. D-Glactozơ là đồng phân cấu hình ở vị trí số 4 của D-glucozơ . Trong dung dịch nước D-Glucozơ tồn tại ở 5 dạng cấu trúc khác nhau trong một hệ cân bằng. Hãy dùng công thức cấu hình biểu diễn hệ cân bằng đó và cho biết dạng nào chiếm tỉ lệ cao nhất . 2. D-Glactozơ là sản phẩm duy nhất sinh ra khi thuỷ phân gợp chất A ( C12H22O11). Để thực hiện phản ứng này chỉ có thể dùng chất xúc tác là axít hoặc enzim bêta-galactozidaza. A không khử được dung dịch Fehling, song tác dụng được với CH3I trong môi trường bazơ cho sản phẩm rồi đem thuỷ phân thì chỉ thu được 2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-galactozơ. Hãy tìm cấu trúc của A , viết công thức vòng phẳng và công thức cấu dạng của nó . 3. Đun nóng D-Glactozơ tới 165*C sinh ra một hỗn hợp sản phẩm , trong đó có một lượng nhỏ hợp chất B. Ảnh không thể hiển thị, Máy chủ chứa ảnh down Cho B tác dụng với CH3I (có bazơ xúc tác) rồi thuỷ phân sản phẩm sinh ra thì thu được hợp chất C là một dẫn xuất tri-O-metyl của D-Glactozơ. Hãy giải thích quá trình hình thành B và viết công thức Fisơ của C. Câu 5: 2-(1-Hidroxipentyl)xiclopentanon (A) là chất trung gian trong quá trình tổng hợp một chất dùng là hương liệu là metyl(3-oxo-2-pentylxiclopentyl)axetat (. 1. Viết công thức cấu tạo của A và sơ đồ phản ứng tổng hợp A từ axit hexandioic) với các chất không vòng và các chất vô cơ khác . 2. Viết công thức cấu tạo của B và sơ đồ các phản ứng tổng hợp B từ A và các hoá chất cần thiết khác . 3. B có tất cả bao nhiêu đồng phân cấu hình ? Hãy viết công thức lập thể của đồng phân có cấu hình toàn là R. __