Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
THỬ NGHIỆM NUÔI TÔM ĐĂNG QUẦNG - RAU NHÚT VÀ NUÔI TÔM ĐĂNG QUẦNG - CHẤT CHÀ TẠI XÃ BÌNH THẠNH ĐÔNG, HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG, MÙA LŨ 2005

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài có kích thước lớn trong các loài tôm nước ngọt, phân bố tự nhiên ở vùng Tây Nam Châu Á Thái Bình Dương. Ở Việt Nam tôm càng xanh phân bố tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ, là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế, tiềm năng xuất khẩu lớn, lợi tức thu được từ việc nuôi tôm khá cao. Theo FAO (2002), tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế giới đạt trên 119.000 tấn, đạt giá trị 410 triệu USD vào năm 2000 | Qua hình 8, mô hình tôm chà sử dụng lượng vitamin C cao nhất vào tháng nuôi thứ 3 (tháng 6/2005) là 1444,4 g/ha vì theo ông Nguyễn Văn Lụm đây là giai đoạn tôm phát triển nhanh nên nhằm tăng sức đề kháng cho tôm chống chịu với điều kiện môi trường thì cần lượng vitamin C nhiều. Ở mô hình tôm-rau nhút lượng vitamin C sử dụng ngày càng tăng và độ biến động không lớn qua các thời điểm, cao nhất là ở tháng nuôi thứ 5 (tháng 8/2005) lượng vitamin C là 873 g/ha. Theo ông Phan Văn Oai (tôm-rau nhút) để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của tôm, tăng sức đề kháng thì lượng thức ăn và vitamin C tăng dần theo trọng lượng của tôm, lượng vitamin C cao nhất vào tháng nuôi thứ 6 ( tháng 9/2005) sau đó giảm dần do tiến hành thu tỉa tôm. Nhìn chung lượng vitamin C sử dụng trong quá trình nuôi khác biệt giữa hai mô hình không có ý nghĩa thống kê. Qua các đợt khảo sát cho thấy lượng vitamin C ở mô hình tôm-chà biến động nhanh ở tháng nuôi 1 đến tháng nuôi 3 (tôm ương trong vèo) tăng từ 444,4 g/ha lên 1444,4 g/ha, trong khi tôm-rau nhút 155,5g/ha tăng lên 518,9 g/ha.

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.