Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Côn trùng kháng thuốc
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Tham khảo bài viết côn trùng kháng thuốc , nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Sự kháng thuốc DDT của các loài ruồi nhà đã được ghi nhận lần đầu tiên tại Thụy Điển năm 1946 và gần như lan ra khắp thế giới vào năm 1950, sau đó thì các loài ruồi này lại tiếp tục kháng các nhóm gamma-BHC, aldrin, dieldrin và cả nhóm thuốc trừ sâu gốc Lân Hữu cơ. Bên cạnh nhóm ruồi nhà, nhiều loài côn trùng và động vật nhỏ gây hại khác cũng đã được ghi nhận là đã kháng nhiều loại thuốc vào năm 1947, chỉ một năm sau việc sử dụng thuốc Parathion để trị nhện đỏ đã dẫn đến nhiều loài thuộc nhóm này đã trở nên kháng Parathion tại Hoa Kỳ. Khi cường độ sử dụng thuốc hóa học ngày càng tăng thì số lượng côn trùng kháng thuốc cũng gia tăng rõ rệt, từ 224 loài năm 1970, đến 364 loài năm 1975, số lượng côn trùng kháng thuốc đã gia tăng đến 428 loài vào năm 1980, với 260 loài gây hại trong nông nghiệp và 168 loài ký sinh trên người và động vật, những con số này chắc chắn là còn rất thấp so với con số thực vì tính kháng của nhiều loài côn trùng chưa được nghiên cứu đầy đủ hoặc chưa được phổ biến trên sách báo, tài liệu, thông tin khoa học. Các kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy, tính kháng thuốc của côn trùng xảy ra với hầu hết các loại thuốc trừ sâu và có nhiều trường hợp côn trùng kháng cả với các chất như chất tiệt trùng hóa học, kháng sinh, độc tố vi khuẩn và nhiều loài có thể kháng với nhiều loài thuốc khác nhau, chẳng hạn như ở Đan Mạch, các loài ruồi nhà đã kháng được 11 loài thuốc khác nhau, và sâu tơ (Plutella xylostella L.) đã được ghi nhận kháng trên 46 loài thuốc trừ sâu, tại 14 nước, bao gồm các loài thuốc thuộc gốc Clo Hữu cơ, Lân Hữu cơ, Carbamate và Pyrethroid (Virapoug Noppun, T. Miyata và Saito, 1986).