Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Địa chất đại cương: Chương 8 - Hoạt động địa chất của dòng chảy trên mặt
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài giảng Địa chất đại cương: Chương 8 - Hoạt động địa chất của dòng chảy trên mặt được biên soạn nhằm giúp các bạn nắm bắt đợc những kiến thức về chu trình hoạt động của nước trên mặt, dòng chảy trên mặt, các hoạt động địa chất của dòng chảy trên mặt, ý nghĩa thực tiễn của dòng chảy trên mặt. | CHƯƠNG 8 HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA DÒNG CHẢY TRÊN MẶT Nước biển, nước sông, nước hồ, nước thực vật, nước tan băng bốc hơi => ngưng tụ tạo thành mây => mưa trực tiếp xuống đại dương hoặc trên bề mặt lục địa. Nước mưa rơi trên bề mặt lục địa bị bốc hơi một phần, một phần thấm xuống đất cung cấp cho nguồn nước dưới đất, phần còn lại chảy theo sông, suối đổ vào các hồ và đại dương. CHU TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TRÊN MẶT DÒNG CHẢY TRÊN MẶT Các nhà địa chất dùng thuật ngữ dòng chảy trên mặt (stream) để chỉ cho tất cả các dòng nước chảy theo một lòng kênh nhất định với bất cứ kích thước nào. Hầu hết các dòng chảy trên mặt đều hoạt động quanh năm kể cả trong mùa khô. Khái niệm về dòng sông (river) được sử dụng khi dòng chảy trên mặt có kích thước lớn (chiều dài và chiều rộng) và được cấp nước bởi nhánh sông (tributary). Một dòng chảy trên mặt thường bao gồm các yếu tố sau: Thượng lưu (upstream): nơi bắt đầu của dòng chảy, thường là nơi có địa hình cao, dốc Trung lưu (Midstream): phần giữa của dòng chảy, nơi địa hình thấp và thoải hơn Hạ lưu (downstream): phần thấp nhấp của dòng chảy trước khi nó đổ vào các hồ, biển Phân chia chỉ mang tính tương đối Nhánh sông: các dòng chảy nhỏ cung cấp nước cho sông chính Lưu vực sông: Toàn bộ diện tích bề mặt địa hình mà nó thu nước cung cấp cho sông Lòng sông: nơi dòng chảy thường xuyên hoạt động Bờ sông: hai bên bờ ngăn cách lòng sông với địa hình hai bên. Người ta chia thành bờ trái và bờ phải của con sông bằng cách đứng nhìn xuôi theo dòng chảy. Vào mùa mưa lũ nước sông có thể dâng cao tràn qua hai bờ sông và bồi lắng vật liệu trầm tích tạo lên các đồng bằng lũ tích Cửa sông; Nơi con sông đổ nước vào hồ hoặc biển Đường phân thủy: đường cao nhất của địa hình mà nó phân chia lưu vực hệ thống sông này với lưu vực của hệ thống sông khác Thượng lưu Trung lưu Hạ lưu Cửa sông Bờ trái Đồng bằng lũ tích Mặt biển Mức xâm thực cơ sở Mức xâm thực địa phương Các yếu tố khống chế dòng chảy trên mặt: Gradient: phản ánh độ dốc của dòng chảy, dòng chảy . | CHƯƠNG 8 HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA DÒNG CHẢY TRÊN MẶT Nước biển, nước sông, nước hồ, nước thực vật, nước tan băng bốc hơi => ngưng tụ tạo thành mây => mưa trực tiếp xuống đại dương hoặc trên bề mặt lục địa. Nước mưa rơi trên bề mặt lục địa bị bốc hơi một phần, một phần thấm xuống đất cung cấp cho nguồn nước dưới đất, phần còn lại chảy theo sông, suối đổ vào các hồ và đại dương. CHU TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TRÊN MẶT DÒNG CHẢY TRÊN MẶT Các nhà địa chất dùng thuật ngữ dòng chảy trên mặt (stream) để chỉ cho tất cả các dòng nước chảy theo một lòng kênh nhất định với bất cứ kích thước nào. Hầu hết các dòng chảy trên mặt đều hoạt động quanh năm kể cả trong mùa khô. Khái niệm về dòng sông (river) được sử dụng khi dòng chảy trên mặt có kích thước lớn (chiều dài và chiều rộng) và được cấp nước bởi nhánh sông (tributary). Một dòng chảy trên mặt thường bao gồm các yếu tố sau: Thượng lưu (upstream): nơi bắt đầu của dòng chảy, thường là nơi có địa hình cao, dốc Trung lưu (Midstream): phần giữa của .