Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Người kể chuyện tự ý thức trong "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

tài liệu Người kể chuyện tự ý thức trong "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh. Tài liệu sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về tác giả Bảo Ninh cũng như tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh. | Như thế, từ những khảo sát về người kể chuyện trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh chúng ta có thể nhận thấy những thủ pháp kĩ thuật và phương thức kể mà Bảo Ninh đã sử dụng nhằm tái hiện một hiện thực khốc liệt về chiến tranh. Tác giả đã đưa vào trong tiểu thuyết những chiều kích hiện thực chưa từng có nếu so sánh với tiểu thuyết của những nhà văn thời kì trước: những yếu tố tình dục, những “hình ảnh đen” về chiến tranh, nỗi đau và di chứng bạo tàn, vô nhân tính của cuộc chiến và đi đến tận cùng những nỗi đau ấy, Bảo Ninh đã sáng tạo nên một một biểu tượng mới, một sắc thái anh hùng mới cho nền văn học viết về chiến tranh của Việt Nam. Chính sắc thái mới ấy đã đưa tác phẩm của anh vượt biên giới, từng được được đề cao là tác phẩm viết về chiến tranh hay nhất thế kỉ XX (Leif A. Torkelsen, Columbus, OH United States). Nỗi buồn chiến tranh đã được so sánh, đối chiếu với nhiều tác phẩm nổi tiếng khác cùng viết về đề tài này trên thế giới như: A Rumor of War của Philip Caputo, Paco’s Story của Larry Heinemann, If I Die in a Combat Zone và The Things They Carried[21] của Tim O’Brien. Tư tưởng của tiểu thuyết cũng khiến chúng ta nhớ đến tác phẩm phản chiến vĩ đại của E. Remarque “Phía Tây không có gì lạ”. Ở đây, Nỗi buồn chiến tranh không chỉ là lời chứng về sự thật tàn nhẫn của chiến tranh mà mỗi dòng ở văn bản của tiểu thuyết tràn đầy những suy tư thấu suốt về con người Việt Nam, văn hóa Việt và sâu xa hơn là tiếng nói trong mỗi Tâm hồn con người.

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.