Người kể chuyện trong “Tam quốc diễn nghĩa” từ góc nhìn tự sự học hiện đại

Người kể chuyện luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu tự sự học. Tuy nhiên, sự quan tâm ấy dường như ít khi dành cho những tác phẩm cổ điển vốn được xem như cái khuôn đông cứng. Bài viết mạnh dạn đề xuất việc khảo sát các kiểu người kể chuyện trong “Tam quốc diễn nghĩa”, một trong tứ đại kì thư của văn học Trung Hoa từ góc nhìn của lý thuyết tự sự học thế kỉ XX. | Người kể chuyện trong “Tam quốc diễn nghĩa” từ góc nhìn tự sự học hiện đại Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 17 năm 2009 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” TỪ GÓC NHÌN TỰ SỰ HỌC HIỆN ĐẠI Trần Nguyên Hạnh* “Tam quốc diễn nghĩa” được xem như người “anh cả” của dòng họ tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa, mang đậm yếu tố truyền thống trong cách kể. Theo Scholes và Kellogg, vấn đề “quyền năng của người kể chuyện” có liên quan đến sự phân loại truyện kể. Ứng với sử thi, tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết bợm nghịch là quyền năng của người kể chuyện truyền thống, sử quan (histor), chứng nhân (eye-witness) và toàn tri. Chính cái cốt truyện kể lại câu chuyện của trăm năm gươm khua đã khiến cho “Tam quốc” không tránh khỏi việc để cho người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba cầm cân nảy mực. Hầu khắp tác phẩm, người kể chuyện thường xuất hiện ở ngôi thứ ba, đóng vai trò chi phối toàn bộ câu chuyện cũng như sự có mặt của các nhân vật. Sự chi phối đó đem lại cho tác phẩm một trường nhìn lúc nào cũng ở góc độ bao quát. Nhà nghiên cứu Henry H. Zhao đã lý giải điều này bằng lý do: mỗi nền văn hóa, một thời đại có một kiểu người kể chuyện phù hợp với nó. Và thêm vào đó, bản thân mỗi thể loại cũng đem lại cho nó một kiểu người kể chuyện đặc trưng. Kiểu người kể chuyện trong tiểu thuyết diễn nghĩa thường là người kể chuyện ở ngôi ba, “biết tuốt” mọi việc. Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, kiểu người kể chuyện truyền thống này hiện lên rõ rệt , “bao giờ cũng kể về các sự kiện của quá khứ và chính truyền thống mang lại cho bản thân nó sức mạnh” [6, ]. Người kể chuyện đã đi từ quy luật hợp-phân-hợp của lịch sử để mở đầu câu chuyện, dẫn dắt người đọc qua hàng trăm trận đánh, hàng vạn sự biến của thế cuộc và lòng người, dõi theo số phận nhân vật rồi đi đến kết thúc. Việc để cho người kể chuyện ngôi ba tràn ngập tác phẩm khiến “Tam quốc diễn nghĩa” mang đậm phong vị cổ điển, đi thẳng một mạch từ gốc đến ngọn. Quyền năng của người kể chuyện ngôi

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.