Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6240:2002
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6240:2002 về Dầu hỏa dân dụng – Yêu cầu kỹ thuật qui định chỉ tiêu chất lượng cho dầu hỏa dùng cho mục đích dân dụng như thắp sáng và đun nấu. nội dung chi tiết. | TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6240 : 2002 DẦU HỎA DÂN DỤNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT Kerosine – Specification Lời nói đầu TCVN 6240 : 2002 thay thế TCVN 6240 : 1997 TCVN 6240 : 2002 do Tiểu ban kỹ thuật TCVN/TC 28/SC 1 – “Nhiên liệu lỏng” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. DẦU HỎA DÂN DỤNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT Kerosine – Specification 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này qui định chỉ tiêu chất lượng cho dầu hỏa dùng cho mục đích dân dụng như thắp sáng và đun nấu. 2. Tiêu chuẩn viện dẫn TCVN 2694 : 2000 (ASTM D 130) Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp phát hiện độ ăn mòn đồng theo độ xỉn của tấm đồng. TCVN 2698 : 2002 (ASTM D 86) Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp xác định thành phần cất ở áp suất khí quyển. TCVN 2708 : 2002 (ASTM D 1266) Sản phẩm dầu mỏ - Xác định hàm lượng lưu huỳnh bằng phương pháp đốt đèn. TCVN 3891 : 1984 Sản phẩm dầu mỏ - Đóng rót, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản. TCVN 6594 : 2000 (ASTM D 1298) Dầu thô và sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng – Xác định khối lượng riêng, khối lượng riêng tương đối (tỷ trọng), hoặc trọng lượng API – Phương pháp tỷ trọng kế. TCVN 6701 : 2000 (ASTM D 2622) Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp xác định hàm lượng lưu huỳnh bằng phổ tia X. TCVN 6777 : 2000 (ASTM D 4057) Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp lấy mẫu thủ công. ASTM D 56 Test method for flash point by Tag closed tester (Phương pháp xác định điểm chớp cháy cốc kín Tag). ASTM D 129 Test method for sulfur in petroleum products (General bomb method) [(Phương pháp xác định hàm lượng lưu huỳnh trong sản phẩm dầu mỏ (Phương pháp bom)]. ASTM D 445 Test method for kinematic viscosity of transparent and opaque liquids (the calculation of dynamic viscosity) [(Phương pháp xác định độ nhớt động học của các chất lỏng trong suốt và không trong suốt (Cách tính toán độ nhớt động học)]. ASTM D 1322 Test method for smoke point of aviation turbine fuels (Phương pháp xác định điểm khói của nhiên liệu tuốcbin hàng không). ASTM D 4294 Test method for sulfur in petroleum and petroleum products by energy-dispersive X-ray fluorescence spetroscopy (Phương pháp xác định lưu huỳnh trong sản phẩm dầu mỏ bằng phổ bức xạ huỳnh quang tia X). ASTM D 4952 Standard test method for qualitative analysis for active sulfur species in fuels and solvents (Doctor test) (Phương pháp xác định tính lưu huỳnh trong nhiên liệu và dung môi – Thử nghiệm Doctor). 3. Yêu cầu kỹ thuật Các chỉ tiêu chất lượng của dầu hỏa được qui định trong bảng 1. Bảng 1 – Chỉ tiêu chất lượng của dầu hỏa Tên chỉ tiêu Mức Phương pháp thử 1. Điểm chớp cháy cốc kín, 0C, không nhỏ hơn 38 ASTM D 56 2. Nhiệt độ cất, 0C: TCVN 2698 : 2002 (ASTM D 86) - 10 % thể tích, không lớn hơn 205 - Điểm sôi cuối, 0C, không lớn hơn 300 3. Hàm lượng lưu huỳnh, % khối lượng, không lớn hơn 0,30 TCVN 2708 : 2002 (ASTM D 1266)/ TCVN 6701 : 2000 ( ASTM D 2622)/ ASTM D 4294/ ASTM D 129 4. Chiều cao ngọn lửa không khói, mm, không nhỏ hơn 19 ASTM D 1322 5. Ăn mòn đồng ở 100 0C, 3 giờ, không lớn hơn 3 TCVN 2694 : 2000 (ASTM D 130) 6. Độ nhớt động học ở 40 0C, cSt1) 1,0 – 1,9 ASTM D 445 7. Lưu huỳnh mercaptan, định tính Âm tính ASTM D 4952 8. Khối lượng riêng ở 15 0C, kg/l Báo cáo TCVN 6594 : 2000 (ASTM D 1298) 1) 1 cSt = 1 mm2/s 4. Phương pháp thử 4.1. Lấy mẫu theo TCVN 6777 : 2000 (ASTM D 4057). 4.2. Phương pháp thử các phương pháp thử ứng với từng chỉ tiêu cho dầu hỏa được qui định trong bảng 1. 5. Đóng rót, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản Theo TCVN 3891 : 1984.