Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học: Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà Nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Luận án trình bày các mục tiêu: sự khởi đầu của văn học nhà Nho từ trong văn học Phật giáo - từ trường hợp Trần Nhân Tông, sự định hình của văn học nhà Nho - từ trường hợp Nguyễn Trãi, giai đoạn điển phạm của văn học nhà Nho - từ trường hợp Lê Thánh Tông. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | 3 Nguyễn Trãi là sản phẩm của thời đại đầy biến động khi xã hội chuyển từ đa nguyên về văn hóa sang độc tôn Nho giáo. Ông chính là người có vai trò lớn nhất trong việc đẩy nhanh quá trình ấy. Ông đã đem Nho giáo kết hợp với vấn đề dân tộc trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, và thông qua thành công của công thức này, Nho giáo đã có cơ hội cắm rễ sâu hơn vào xã hội. Nguyễn Trãi là một nghệ sĩ, trước hết là một nghệ sĩ. Cho nên với tác phẩm của Nguyễn Trãi, không đơn giản để làm công việc phân tách các thành tố tư tưởng Nho- Phật- Đạo trong ông. Chúng biến thành những khuynh hướng thẩm mỹ đan xen với nhau ở nhiều chiều kích với trục tâm là đăc trưng thẩm mỹ Nho gia, bên cạnh các yếu tố Đạo chiếm vị trí tiếp theo, và yếu tố Thiền tuy còn được bảo lưu ít nhiều nhưng đã rất mờ nhạt. Cái đẹp trung tâm trong văn chương Nguyễn Trãi chính là cái đẹp của nhân cách chủ thể, được cụ thể hóa bằng phương diện hành đạo giúp đời. Nguyễn Trãi gần với quan niệm về nhân cách lý tưởng thời Khổng Tử trong khi Lê Thánh Tông sau này gần với Tống Nho. Các phương diện cảm hứng chủ đạo, hình tượng trung tâm, thời gian và không gian nghệ thuật trong văn chương Nguyễn Trãi đều sẽ bị chi phối bởi những đặc trưng thẩm mỹ này. Trong cuộc đời cũng như trong văn chương, Nguyễn Trãi tự bản thân chưa bị Nho giáo trói buộc, ông vẫn vượt ra ngoài những khuôn khổ hạn định, những quy chuẩn của Nho giáo và tam giáo. Nguyễn Trãi chưa phải giai đoạn điển phạm của văn học nhà Nho, nhưng ông là một trong vài ba điển phạm lớn nhất của nền văn học trung đại Việt Nam.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.