Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đền Lộng Khê với việc phụng thờ thánh Không Lộ
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nằm trong cùng một dòng chảy văn hóa, nhiều làng ở vùng duyên hải Bắc Bộ cùng thờ thánh Không Lộ, trong đó có làng Lộng Khê, xã An Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Ở Lộng Khê, thánh Không Lộ được thờ tại đền - một di tích không nổi tiếng về kiến trúc, nhưng những di vật còn lại ở đây đã khẳng định vai trò quan trọng của Ngài trong đời sống tinh thần của dân làng Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | ĐỀN LỘNG KHÊ VỚI VIỆC PHỤNG THỜ THÁNH KHÔNG LỘ LÊ THỊ THU HÀ Tóm tắt Nằm trong cùng một dòng chảy văn hoá, nhiều làng ở vùng duyên hải Bắc Bộ cùng thờ thánh Không Lộ, trong đó có làng Lộng Khê, xã An Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Ở Lộng Khê, thánh Không Lộ được thờ tại đền - một di tích không nổi tiếng về kiến trúc, nhưng những di vật còn lại ở đây đã khẳng định vai trò quan trọng của Ngài trong đời sống tinh thần của dân làng. Bên cạnh đó, nhưng nghi thức, trò diễn trong lễ hội của đền như rước đuốc, đốt cây đình liệu hay múa bát dật không chỉ liên quan tới cuộc đời của Không Lộ mà còn thể hiện tính cách và ước vọng của người nông dân Việt. Điểm đặc biệt là tên vị thánh ghi trong sắc phong trùng với tên vị Thánh được thờ tại đền. Đây là điều hiếm gặp so với các di tích khác cùng thờ Không Lộ ở Nam Định và Thái Bình. Để lý giải hiện tượng này, cần nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Việc phụng thờ các nhân vật lịch sử có công với dân, với nước đã trở thành một nét văn hoá đặc sắc nhưng cũng rất quen thuộc của người Việt. Suốt theo chiều dài của dải đất hình chữ S, đến bất kỳ vùng miền hay làng xã nào, ta cũng thấy những công trình kiến trúc được dựng lên để thờ phụng những nhân vật ấy với tư cách là thần linh của cộng đồng. Trên thực tế, ngoại trừ một số các vị thần “tối linh” mà dù trong Nam hay ngoài Bắc, miền ngược hay miền xuôi đều tỏ tường danh tiếng; còn lại, ở mỗi vùng, miền thường thờ phụng một số vị thần linh khác nhau; ví như người dân vùng Bắc Ninh, Bắc Giang đã hết sức quen thuộc với Thánh Tam Giang, nhưng người dân xứ Đoài lại một mực tôn sùng đức Tản Viên sơn thánh, còn đối với người dân Nam Định, Thái Bình nói riêng và vùng duyên hải Bắc Bộ nói chung thì Không Lộ lại được coi là một vị thánh có nhiều công lao và được thờ phụng trong nhiều loại hình di tích. Hầu như mỗi người dân nơi đây đều có thể kể lại tường tận tiểu sử, công lao của Ngài khi được hỏi. Và với những huyền tích ban đầu có phần đơn giản, trải qua thời gian, người dân nơi đây