Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tìm hiểu "Chiếu cầu hiền" của Ngô Thì Nhậm từ góc nhìn văn hóa -giáo dục
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Tìm hiểu "Chiếu cầu hiền" của Ngô Thì Nhậm từ góc nhìn văn hóa -giáo dục giới thiệu vài nét về tác giả Ngô Thì Nhậm và tác phẩm "Chiếu cầu hiền", "Chiếu cầu hiền" xét từ góc độ giáo dục, "Chiếu cầu hiền" xét từ góc độ văn hóa. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | Tìm hiểu “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm từ góc nhìn văn hóa – giáo dục NGUYỄN THỊ QUẾ ANH Tóm tắt: “Chiếu cầu hiền” là một tác phẩm nghị luận chính trị - xã hội độc đáo, có ý nghĩa chính trị, có sức lay động chí, chuyển tâm ý của hiền tài trong thiên hạ; có đóng góp đáng kể trong quá trình thuyết phục, sử dụng người hiền tài góp sức lực, trí tuệ để bảo vệ và xây dựng đất nước thời vua Quang Trung. Sức thuyết phục của nó đã vượt ra khỏi giới hạn của một thời đại lịch sử. Hôm nay, trong thế nước “rồng bay”, của 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, “Chiếu cầu hiền” còn mang giá trị văn hoá – giáo dục của mọi thời đại. Nó trở thành kim chỉ nam trong nghệ thuật thu phục, sử dụng, dùng những biện pháp thiết thực để hiền tài sớm chung tay gánh vác việc nước cùng các nhà lãnh đạo. 1. Vài nét về tác giả Ngô Thì Nhậm và tác phẩm “Chiếu cầu hiền” Ngô Thì Nhậm tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên. Ông sinh năm 1746 mất năm 1803, là danh sĩ đời Hậu Lê - Tây Sơn, xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn học ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (hiện nay thuộc địa phận huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ngô Thì Nhậm đỗ Giải nguyên năm 1768, đỗ Tiến sĩ năm 1775. Làm quan dưới thời Lê - Trịnh, khi triều đình lộn xộn ông đã bỏ về quê ở ẩn, viết sách. Năm 1786, khi quân Tây Sơn ra Bắc, Ngô Thì Nhậm được vua Lê mời ra làm việc. Sau đó, năm 1788 ông được Nguyễn Huệ trọng dụng, phong làm Thị lang Đại học sĩ (thị lang Bộ Lại), thượng thư Bộ Binh, chuyên lo việc giấy tờ trong quan hệ ngoại giao với nhà Thanh. Ngô Thì Nhậm có hai lần làm chánh sứ sang giao thiệp với nhà Thanh. Ông là một nhà chiến lược, nhà ngoại giao tài giỏi. Dưới danh nghĩa vua Quang Trung, Ngô Thì Nhậm đã thảo những thư từ gửi hoàng đế nhà Thanh, lời lẽ vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng, nhằm kết thúc chiến tranh giữa hai nước, ngăn chặn ý đồ gây chiến phục thù của cánh hiếu chiến trong triều Mãn Thanh (sau chiến thắng Đống Đa 1789), chuyển quan hệ ngoại giao hai nước từ đối đầu sang hoà hảo, góp phần làm cho triều Quang