Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phát triển thị trường mía đường khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết nghiên cứu cấu trúc thị trường mía đường Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mô tả thông tin tổng quát về các tác nhân tham gia trong thị trường mía đường (nông hộ, thương lái, nhà máy đường, bán buôn đường, bán lẻ đường, người tiêu dùng), phân tích quá trình cạnh tranh trên thị trường, khảo sát kênh phân phối trong cấu trúc thị trường mía đường ĐBSCL (từ nông hộ đến người tiêu dùng cuối cùng). | TÀI CHÍNH - Tháng 7/2016 PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MÍA ĐƯỜNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HUỲNH VĂN TÙNG - Phó viện trưởng Viện Kinh tế - Xã hội TP. Cần Thơ, PGS.,TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI - Đại học Cần Thơ Theo cam kết hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, năm 2018 ngành Mía đường Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn cho các sản phẩm đường của các nước ASEAN. Điều này đồng nghĩa đường nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam sẽ chỉ ở mức thuế 5% và không phải chịu hạn ngạch thuế quan và về dài hạn, khi hội nhập với quốc tế, ngành Mía đường Việt Nam nói chung và ngành Mía đường Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng sẽ gặp nhiều thách thức. Tìm hướng đi nào để ngành Mía đường Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững trong thời gian tới là vấn đề hết sức cấp thiết. Đây cũng là nội dung được bài viết tập trung phân tích, nghiên cứu • Từ khóa: Mía đường, hội nhập, cạnh tranh, thuế quan, kim ngạch B ài viết nghiên cứu cấu trúc thị trường mía đường Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mô tả thông tin tổng quát về các tác nhân tham gia trong thị trường mía đường (nông hộ, thương lái, nhà máy đường, bán buôn đường, bán lẻ đường, người tiêu dùng), phân tích quá trình cạnh tranh trên thị trường, khảo sát kênh phân phối trong cấu trúc thị trường mía đường ĐBSCL (từ nông hộ đến người tiêu dùng cuối cùng). Bên cạnh đó, sự vận hành của thị trường mía đường, tập trung vào các khía cạnh khác nhau của chiến lược kinh doanh như mua vào, bán ra, vận chuyển, tồn trữ, thương lượng và ký hợp đồng trong mua bán, tiếp cận thông tin thị trường của các tác nhân trong kinh doanh. Khung nghiên cứu Dựa trên lý thuyết về cấu trúc – sự vận hành – kết quả (S-C-P) trong lý thuyết ngành, nhóm tác giả đưa ra khung nghiên cứu được chấp nhận rộng rãi trong các nghiên cứu về lý thuyết ngành cho rằng các điều kiện của cấu trúc thị trường xác định sự vận hành và kết quả thực hiện thị trường. Đồng thời, để đánh giá thị trường, sự vận hành và kết quả thực hiện thị trường và hiểu đúng vai trò của từng yếu tố. Waldman and .