Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Trai đàn chẩn tế triều Nguyễn

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Triều Nguyễn (1802 - 1945) mặc dù lấy Nho giáo làm phương thức quản lý quốc gia, nhưng cũng rất tôn sùng Phật giáo. Hằng năm, triều đình tổ chức hàng loạt trai đàn với quy mô lớn nhỏ khác nhau, trong đó Trai đàn chẩn tế, còn gọi là Thủy lục pháp hội, Thủy lục đạo tràng là một trong những nghi lễ long trọng nhất của Phật giáo. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 54 NGUYỄN HỮU SỬ* TRAI ĐÀN CHẨN TẾ TRIỀU NGUYỄN Tóm tắt: Triều Nguyễn (1802 - 1945) mặc dù lấy Nho giáo làm phương thức quản lý quốc gia, nhưng cũng rất tôn sùng Phật giáo. Hằng năm, triều đình tổ chức hàng loạt trai đàn với quy mô lớn nhỏ khác nhau, trong đó Trai đàn chẩn tế, còn gọi là Thủy lục pháp hội, Thủy lục đạo tràng là một trong những nghi lễ long trọng nhất của Phật giáo. Nghi lễ này mang đậm màu sắc Mật tông, cũng là nghi lễ mang tính tương tác lớn với nghi lễ của Đạo giáo. Khảo sát trai đàn được tổ chức dưới triều Nguyễn góp phần làm rõ vấn đề nghi lễ Phật giáo đóng vai trò gì đối với việc trị lý quốc gia, tác động tới đời sống xã hội trong quá khứ là một điều không thể thiếu. Từ khóa: Trai đàn chẩn tế, Thủy lục pháp hội, Thủy lục đạo tràng, triều Nguyễn, Phật giáo, Mật tông, Đạo giáo. 1. Đặt vấn đề Triều Nguyễn (1802 - 1945) được xây dựng theo mô hình và quy chuẩn của một nhà nước lấy Nho giáo làm rường cột, nhưng vẫn rất sùng kính Phật giáo. Nhà nước không những đứng ra xây dựng lại chùa chiền, nhất là những ngôi chùa gắn liền với sự nghiệp của dòng họ mình, đặt một số ngôi chùa thuộc hàng quốc tự, thiết lập Tăng chế, đặt ra Tăng cang trụ trì các ngôi chùa này. Dưới triều Gia Long, chức Tăng cang chỉ được đặt cho vị trụ trì chùa Thiên Mụ. Các vua kế tiếp lập thêm nhiều quốc tự, cử thêm Tăng cang phụ trách các ngôi chùa đó. Chức vị này ban đầu do vua cắt cử, về sau do Bộ Lễ đứng ra tổ chức sát hạch và cấp sắc chỉ. Hằng năm, triều đình còn tổ chức các đàn tràng cúng lễ với quy mô lớn, tế lễ dài ngày, đặc biệt là việc tổ chức Trai đàn chẩn tế. 2. Nguồn gốc Trai đàn chẩn tế Trai đàn chẩn tế, còn gọi là Thủy lục pháp hội, Thủy lục đạo tràng là một trong những nghi lễ long trọng nhất của Phật giáo. Nghi lễ này mang * NCV., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nguyễn Hữu Sử. Trai đàn chấn tế triều Nguyễn. 55 đậm màu sắc Mật tông. Đây cũng là một nghi lễ đáng chú ý, gắn liền với việc thờ cúng

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.