Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quản lý tam giáo dưới triều vua Lê Thánh Tông
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Sau khi giới thiệu khái lược về thân thế và sự nghiệp của vua Lê Thánh Tông, bài viết tập trung phân tích việc quản lý Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo (Tam giáo) của triều đại vị minh quân này, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 96 TRẦN THỊ CHÂM* QUẢN LÝ TAM GIÁO DƯỚI TRIỀU VUA LÊ THÁNH TÔNG Tóm tắt: Sau khi giới thiệu khái lược về thân thế và sự nghiệp của vua Lê Thánh Tông, bài viết tập trung phân tích việc quản lý Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo (Tam giáo) của triều đại vị minh quân này, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Quản lý tôn giáo, Tam giáo, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Lê Thánh Tông. 1. Khái lược về thân thế và sự nghiệp vua Lê Thánh Tông Lê Thánh Tông (1442 - 1497) tên là Tư Thành, hiệu Thiên Nam động chủ, là con thứ tư của vua Lê Thái Tông và Hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao; sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) tại nhà ông ngoại ở khu đất chùa Huy Văn, nay thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội; mất ngày 30 tháng 01 năm Đinh Tỵ (1497). Lê Tư Thành lên ngôi vua (Lê Thánh Tông) ngày 8 tháng 6 năm Canh Thìn, tức ngày 26 tháng 6 năm 1460, khi 18 tuổi. Trong 38 năm làm vua, 10 năm đầu lấy niên hiệu Quang Thuận, 28 năm sau lấy niên hiệu Hồng Đức, ông đã đưa nhà Hậu Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt. Về đối ngoại, vua Lê Thánh Tông tích cực mở mang bờ cõi về phía Nam với việc đánh dẹp Chiêm Thành, tạo ra thế và lực của Đại Việt lừng lẫy một phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ cường thịnh như vậy1. Ở phía Bắc, Đại Việt lúc bấy giờ tuy xưng thần với nhà Minh, nhưng vua Lê Thánh Tông vẫn hết lòng phòng bị. Mỗi khi có người Phương Bắc sang quấy nhiễu, vua cho quân lên dẹp yên, đồng thời cho sứ giả sang Trung Quốc để phân giải rõ ràng mọi sự. Nhà vua thường nói với triều thần phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để ai lấy mất một phân núi, một tấc sông do vua Lê Thái Tổ để lại2. Chính vì thế, do nhận thấy nước ta có * ThS., nghiên cứu sinh, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Trần Thị Châm. Quản lý Tam giáo 97 một vị vua tài giỏi, hết lòng vì nước, lại thêm thanh thế Đại Việt đang rất cao rộng, nên nhà Minh dẫu muốn dòm ngó cũng .