Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu cảm ứng tạo rễ tơ cây cát cánh (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.) từ bốn chủng Agrobacterium rhizogenes

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Cát cánh (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.), loài duy nhất trong chi Platycodon (Campanulaceae), được phân bố chủ yếu ở vùng Đông Á. Rễ cát cánh là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để chữa ho, đau họng, suyễn, lao, tiểu đường và một số bệnh viêm nhiễm. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu cảm ứng tạo rễ tơ cây cát cánh. | Science & Technology Development, Vol 19, No.T5-2016 Nghiên cứu cảm ứng tạo rễ tơ cây cát cánh (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.) từ bốn chủng Agrobacterium rhizogenes Trà Đông Phương Vũ Thị Bạch Phượng Quách Ngô Diễm Phương Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 03 tháng 02 năm 2016, nhận đăng ngày 02 tháng 12 năm 2016) TÓM TẮT Cát cánh (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.), loài duy nhất trong chi Platycodon (Campanulaceae), được phân bố chủ yếu ở vùng Đông Á. Rễ cát cánh là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để chữa ho, đau họng, suyễn, lao, tiểu đường và một số bệnh viêm nhiễm. Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh rễ cát cánh chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học. Vì vậy, để nghiên cứu và thu nhận các hợp chất có giá trị từ rễ cát cánh, kĩ thuật cảm ứng tạo rễ tơ nhằm tạo nguồn nguyên liệu ban đầu ổn định, có khả năng tăng sinh nhanh (trong môi trường không có hormone) và sản xuất nhiều hợp chất thứ cấp đã được xây dựng trên loài thực vật này. Để thực hiện kĩ thuật trên, Agrobacterium rhizogenes – một công cụ chuyển gene tự nhiên có thể chuyển DNA vào bộ gene thực vật – đã được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai chủng A. rhizogenes ATCC 15834 và C34 có khả năng cảm ứng tạo rễ tơ cát cánh. Hai gene rolB và rolC chịu trách nhiệm cảm ứng tạo rễ tơ khi được kiểm tra đã sát nhập thành công vào bộ gene rễ tơ cát cánh. Lá cát cánh là nguyên liệu được cảm ứng tốt nhất với 100 % số mẫu có khả năng tạo rễ tơ. Quy trình được tối ưu hóa thời gian ngâm mẫu và thời gian đồng nuôi cấy với kết quả tốt nhất tương ứng là 10 và 15 phút (10 phút cho chủng A. rhizogenes ATCC 15834 và 15 phút cho chủng A. rhizogenes C34) và 72 giờ. Trong tương lai, kĩ thuật cảm ứng tạo rễ tơ cát cánh được mô tả trong nghiên cứu này là một kĩ thuật hữu ích, có thể được áp dụng cho nghiên cứu và thu nhận các hợp chất thứ cấp có giá trị từ nuôi cấy rễ tơ cát cánh. Từ khoá: Agrobacterium rhizogenes, gene rol, gene virG, Platycodon .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.