Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu các thông số đặc trưng liên quan đến mức độ phát thải khí H2S trên sông Tô Lịch
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Các nghiên cứu về khí hyđrosunfua (H2S) và các chất hữu cơ bay hơi có chứa lưu huỳnh còn thiếu định lượng, với xu hướng thiên về định tính và kiểm kê. Các hạn chế nói trên là do nhiều yếu tố chi phối, trong đó có yếu tố thiếu các thiết bị để có thể quan trắc được mức độ phát thải khí từ mặt nước, đất ngập nước. Bài báo này đề cập đến nghiên cứu cải tiến hộp lấy mẫu kín để quan trắc và định lượng một số thông số đặc trưng liên quan đến mức độ phát thải khí H2S từ nước sông Tô Lịch. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 186-191 Nghiên cứu các thông số đặc trưng liên quan đến mức độ phát thải khí H2S trên sông Tô Lịch Nguyễn Hữu Huấn*, Nguyễn Xuân Hải Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Nhận ngày 26 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 7 năm 2016; chấp nhận đăng ngày 06 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Hầu hết các nghiên cứu về hệ thống cấp thoát nước, môi trường nước trên các sông ở Việt Nam chưa quan tâm, xem xét đến sự hình thành và khả năng phát thải một số khí độc có ảnh hưởng sức khoẻ con người. Các nghiên cứu về khí hyđrosunfua (H2S) và các chất hữu cơ bay hơi có chứa lưu huỳnh còn thiếu định lượng, với xu hướng thiên về định tính và kiểm kê. Các hạn chế nói trên là do nhiều yếu tố chi phối, trong đó có yếu tố thiếu các thiết bị để có thể quan trắc được mức độ phát thải khí từ mặt nước, đất ngập nước. Bài báo này đề cập đến nghiên cứu cải tiến hộp lấy mẫu kín để quan trắc và định lượng một số thông số đặc trưng liên quan đến mức độ phát thải khí H2S từ nước sông Tô Lịch. Từ khoá: Hộp lấy mẫu khí, phát thải khí, hyđrosunfua, sông Tô Lịch. chung, tất cả các dòng sông này đều đang bị ô nhiễm nặng do tải lượng lớn của các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật Các con sông này, nước sông đều có mầu đen (do lượng chất hữu cơ trong nước cao), bốc mùi hôi thối (mùi khí H2S) và gây ảnh hưởng trực tiếp tới vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị cũng như sức khoẻ của nhân dân [4-6]. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về hệ thống cấp thoát nước, môi trường nước trên các sông, tuy nhiên chưa đề cập, chú ý đến sự hình thành và khả năng phát thải một số khí độc có ảnh hưởng sức khoẻ con người. Các nghiên cứu về khí H2S và các chất hữu cơ bay hơi có chứa lưu huỳnh còn thiếu định lượng, với xu hướng thiên về định tính và kiểm kê. Các hạn chế nói trên là do nhiều yếu tố chi phối, trong đó yếu tố thiếu các thiết bị để có thể quan trắc được sự phát thải khí từ