Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Pháp luật lâm nghiệp và tài nguyên môi trường: Phần 2
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
(NB) Phần 2 Giáo trình Pháp luật lâm nghiệp và tài nguyên môi trường gồm 3 chương: chương 4 pháp luật về tài nguyên nước, khoáng sản và nguồn lợi thủy sản; chương 5 pháp luật về đánh giá hiện trạng môi trường và đánh giá ảnh hưởng đến môi trường; chương 6 pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Để hiểu rõ hơn về giáo trình, mời các bạn xem chi tiết nội dung giáo trình. | CHƯƠNG 4. PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC, KHOÁNG SẢN VÀ NGUỒN LỢI THỦY A. PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC I. KHÁI NIỆM VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN 1. Khái niệm khoáng sản Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác. Khóang vật, khóang chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản (Khoản 1, Điều 3, Luật Khoáng sản). - Về không gian tồn tại: trên mặt đất (khoáng sản lộ thiên), trong lòng đất. - Dạng tồn tại: tồn tại dưới dạng tích tụ tự nhiên chứ không phải tồn tại dưới dạng tích tụ nhân tạo (Ví dụ: than đá sau khi được khai thác và mang đến một nơi khác để tích trữ thì không còn là khoáng sản nữa). - Tích tụ tự nhiên dưới dạng khóang vật, khóang chất: khóang vật, khóang chất được hiểu là các chất hóa học tự nhiên đồng nhất được hình thành do những quá trình hóa học, vật lý, sinh hóa, phức tạp luôn diễn ra trong tự nhiên. Chúng có thể tồn tại dưới dạng hợp chất hay đơn chất và thường kết hợp thành từng nhóm với nhau để tạo nên một lọai đá chứa một lọai quặng như thạch anh thường đi với vàng; bạc thường đi kèm với galêrit, Chính nhờ nắm được đặc tính này, các nhà địa chất dễ dàng tìm ra mỏ các lọai khoáng sản cần tìm. - Khoáng, khoáng chất này tồn tại ở thể rắn (than sắt, than đá), thể lỏng (nước khóang, nước nóng thiên nhiên, dầu), thể khí (khí đốt). Tuy nhiên cần lưu ý đối với dầu được điều chỉnh bởi Luật Dầu khí vì xuất phát từ tầm quan trọng đặc thù của dầu. 2. Khái niệm hoạt động khoáng sản (Khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 3, Luật Khoáng sản) Họat động khoáng sản là hoạt động bao gồm rất nhiều những hoạt động cụ thể, hoạt động trước là tiền đề cho họat động sau nhằm mục đích phát hiện, khai thác, đưa khoáng sản vào sử dụng. Hoạt động khoáng sản bao gồm những hoạt động sau: - Hoạt động điều tra cơ bản địa chất: là hoạt động nghiên cứu, điều tra về cấu trúc, thành phần vật