Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghị quyết số 03-NQ/TU
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
"Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XV về phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030" nhằm mục tiêu: Tập trung phát triển mạnh du lịch, dịch vụ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đến năm 2020, đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của cả nước và khu vực; đến năm 2030, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa nổi tiếng thế giới. | TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 03-NQ/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 08 tháng 11 năm 2016 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHOÁ XV về phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 --Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ năm (khoá XV) họp ngày 27/10/2016 đã thảo luận Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đề án “về phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và quyết nghị: A. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân lượng khách tham quan là gần 11%. Riêng năm 2015, đạt trên 3,1 triệu lượt, tăng gần 2 lần so với năm 2010. Cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư hoàn thiện; hệ thống cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch - dịch vụ phát triển nhanh về số lượng và chất lượng; sản phẩm du lịch, dịch vụ phát triển đa dạng và từng bước nâng cao chất lượng. Công tác xúc tiến, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư du lịch có nhiều tiến bộ; liên kết, hợp tác phát triển du lịch được đẩy mạnh. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, dịch vụ được tăng cường. Tuy vậy, hiệu quả kinh tế ngành du lịch chưa cao; sản phẩm du lịch chưa đáp ứng nhu cầu du khách; thiếu các sản phẩm đặc sắc mang bản sắc Huế, chất lượng dịch vụ chưa cao. Công tác xúc tiến, quảng bá chậm đổi mới và thiếu tính chuyên nghiệp. Đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch trên một số lĩnh vực còn hạn chế. Hiệu quả từ việc liên kết phát triển du lịch chưa cao. Sự phối hợp giữa ngành du lịch và chính quyền địa phương trong quản lý môi trường du lịch còn nhiều bất cập. Nguyên nhân của tình hình trên chủ yếu là: Chậm đổi mới tư duy trong phát triển du lịch. Công tác xã hội hoá trong lĩnh vực du lịch còn yếu. Thiếu cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ. Các doanh nghiệp thiếu mạnh dạn đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới. Thiếu chuyên gia trong lĩnh vực quản trị .