Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chính sách của nhà Nguyễn đối với người cao tuổi (giai đoạn 1802 - 1884)

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết này nghiên cứu những chính sách kính trọng và ưu đãi của nhà Nguyễn (giai đoạn 1802 - 1884) đối với người cao tuổi trên các lĩnh vực: đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng (như hỗ trợ, tạo điều kiện về mặt kinh tế; đề cao quyền lợi về chính trị, xã hội và tín ngưỡng) và bảo vệ danh dự, phẩm giá và sức khỏe đối với người cao tuổi; từ đó rút ra một số nhận xét về những chính sách kính trọng và ưu đãi trên. | Chính sách của nhà Nguyễn đối với người cao tuổi. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NGUYỄN ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI (GIAI ĐOẠN 1802 - 1884) LÊ QUANG CHẮN* Tóm tắt: Trong xã hội Việt Nam cổ truyền nói riêng, xã hội các nước Á Đông nói chung, người cao tuổi không chỉ có vị trí, vai trò quan trọng, mà còn thuộc nhóm người “dễ bị tổn thương” (cùng với phụ nữ, trẻ em, cô nhi, quả phụ, người tàn tật.). Chính vì vậy, Nhà nước quân chủ các triều đại Việt Nam, từ Lý, Trần đến Lê, Nguyễn, đã có nhiều chính sách cùng các chế độ ưu đãi khác nhau đối với người cao tuổi. Bài viết này nghiên cứu những chính sách kính trọng và ưu đãi của nhà Nguyễn (giai đoạn 1802 - 1884) đối với người cao tuổi trên các lĩnh vực: đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng (như hỗ trợ, tạo điều kiện về mặt kinh tế; đề cao quyền lợi về chính trị, xã hội và tín ngưỡng) và bảo vệ danh dự, phẩm giá và sức khỏe đối với người cao tuổi; từ đó rút ra một số nhận xét về những chính sách kính trọng và ưu đãi trên. Từ khóa: Chính sách, nhà Nguyễn, người cao tuổi, nhóm người “dễ bị tổn thương”. 1. Vị trí, vai trò của người cao tuổi Truyền thống trọng lão của dân tộc ta bắt nguồn tư tưởng lão quyền trong lịch sử. Trong chế độ công xã thị tộc và cả thời kỳ công xã nông thôn, vị trí và vai trò của người cao tuổi luôn được đề cao. Trong đời sống thực tại, ai cũng mong có được Ngũ phúc. Thiên “Hồng phạm” của Kinh Thư cho biết Ngũ phúc gồm có: Thọ (sống lâu), phú (giàu có), khang ninh (yên lành), du hảo đức (có đức tốt) và khảo chung mệnh (vui hết tuổi trời). Trong Ngũ phúc, chữ Thọ đứng ở vị trí đầu tiên(1). Chính vì vậy, trong thời quân chủ của nước ta, bách quan trong triều và nhân dân đều chúc nhà vua Vạn thọ vô cương (sống thọ không biên giới); còn người người trong dân gian thường cầu chúc cho nhau Trường sinh bất tử (sống mãi không bao giờ chết), Bách niên giai lão (cùng sống với nhau đến trăm tuổi, đến lúc già), Sống lâu trăm tuổi.(1) Các vị vua đầu triều Nguyễn đều nhận thức được tầm quan trọng cũng Thạc sĩ, Viện Sử .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.