Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài phụ nữ - một biểu hiện cách tân của thơ chữ hán Cao Bá Quát
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Trong sáng tác chữ Nôm, Cao Bá Quát đã dành nhiều tình cảm cho các “giai nhân”: Phận hồng nhan có mong manh, Nghĩ tiếc cho ai, Giai nhân I, Giai Nhân II, Tài hoa là nợ Thơ chữ Hán, theo thống kê của chúng tôi, Cao Bá Quát có 90/1212 bài2 đề cập tới phụ nữ (đó là chưa kể những bài ông dùng những cụm từ: “tình chăn gối”, “ngủ một mình” khiến độc giả ít nhiều liên tưởng đến người vợ mà ông yêu thương, xa nhớ). | ĐỀ TÀI PHỤ NỮ- MỘT BIỂU HIỆN CÁCH TÂN CỦA THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT NGUYỄN THỊ TÍNH* Thời*Lê Mạt - cuối thế kỉ XVIII, “người đàn bà mà Nho giáo sợ hãi, Phật giáo xua đuổi, lúc này thống trị toàn bộ văn học”, “người đàn bà xuất hiện ở mọi nơi, trở thành nữ hoàng, mà hào quang và uy tín lấn át mọi thần tượng khác”1. Trong đó, nhiều tác phẩm đã có giá trị đỉnh cao, mẫu mực: Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm khúc, Đoạn trường tân thanh, thơ Nôm Hồ Xuân Hương Tuy nhiên, sang nửa đầu thế kỉ XIX, những bài thơ chữ Hán về “phái yếu” của Cao Bá Quát vẫn có những dấu ấn riêng, khá độc đáo. Trong sáng tác chữ Nôm, Cao Bá Quát đã dành nhiều tình cảm cho các “giai nhân”: Phận hồng nhan có mong manh, Nghĩ tiếc cho ai, Giai nhân I, Giai Nhân II, Tài hoa là nợ Thơ chữ Hán, theo thống kê của chúng tôi, Cao Bá Quát có 90/1212 bài2 đề cập tới phụ nữ (đó là chưa kể những bài ông dùng những cụm từ: “tình chăn gối”, “ngủ một mình” khiến độc giả ít nhiều liên tưởng đến người vợ mà ông yêu thương, xa nhớ). Số lượng này chứng tỏ mối quan tâm lớn của Cao Bá Quát đối với chủ đề phụ nữ so với các tác giả thời trung đại và so với chính hệ thống chủ đề trong thơ chữ Hán của ông. Ở đề tài này, bên cạnh sự kế thừa truyền thống biểu lộ niềm thương cảm và thái độ ngợi ca, trân trọng Cao Bá Quát còn có những thể hiện cách tân, sáng tạo. * ThS. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 1. Cách tân về đối tượng phản ánh Trước Cao Bá Quát, mỗi tác giả dường như đều có “sở trường” về một kiểu phụ nữ nhất định. Đặng Trần Côn viết về lời than của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm khúc); Đoàn Thị Điểm ngợi ca những phụ nữ túc trí, tiết liệt, cá tính (Thứ phi Bích Châu, Vân Cát thần nữ, trong Truyền kì tân phả); Hồ Xuân Hương chia sẻ, bênh vực, chở che những người đàn bà của cuộc sống đời thường với những đau khổ riêng, vẻ đẹp riêng của người phụ nữ; Nguyễn Du “đau đớn lòng” trước các kiếp “đào hoa”; Nguyễn Công Trứ đắm say các đào nương Đến thơ chữ Hán Cao Bá Quát, nhân vật nữ rất phong phú. Trước hết vẫn là .