Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bàn về tầng lớp của âm Hán Việt
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết này chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong cách phân tầng của những người đi trước. Tiếp đó, bài viết căn cứ vào trục thời gian chia âm HV thành âm HV thượng cổ, âm HV trung cổ, âm HV cận đại. Sau cùng, bài viết chứng minh âm HV Việt hóa là một phần của âm HV thượng cổ, chứ không phải do âm HV trung cổ biến đổi thành như quan điểm của nhiều học giả. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 3 (2016) 94-104 Bàn về tầng lớp của âm Hán Việt1 Nguyễn Đình Hiền* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 23 tháng 10 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 01 tháng 06 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 08 năm 2016 Tóm tắt: Trong lịch sử, Việt Nam và Trung Quốc đã trải qua quá trình giao lưu và tiếp xúc trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa. Âm Hán Việt (sau đây viết tắt là HV) chính là sản phẩm của sự tiếp xúc và giao lưu này thể hiện trên lĩnh vực ngôn ngữ. Âm HV có giá trị rất lớn đối với việc nghiên cứu tiếng Hán và tiếng Việt, song đến nay vấn đề tầng lớp của âm HV vẫn chưa được làm rõ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong cách phân tầng của những người đi trước. Tiếp đó, chúng tôi căn cứ vào trục thời gian chia âm HV thành âm HV thượng cổ, âm HV trung cổ, âm HV cận đại. Sau cùng, chúng tôi chứng minh âm HV Việt hóa là một phần của âm HV thượng cổ, chứ không phải do âm HV trung cổ biến đổi thành như quan điểm của nhiều học giả. Từ khóa: Âm HV, âm HV cổ, âm HV Việt hóa, tầng lớp, biến đổi ngữ âm. Việt hóa). Quan điểm này được nhiều học giả đồng ý, cũng có học giả thay đổi thuật ngữ song nội hàm của thuật ngữ không thay đổi, ví dụ, Đàm Trí Từ [2] dùng 3 thuật ngữ “âm HV cổ, âm HV, âm HV Việt hóa”. Để tiện trình bày, chúng tôi tạm dùng 3 thuật ngữ này, đây cũng là những thuật ngữ được giới học thuật Việt Nam thường xuyên sử dụng. Âm HV được truyền vào Việt Nam thông qua hệ thống chữ Hán. Các vương triều Việt quy định chữ Hán, âm HV là nội dung thi cử, các văn nhân và sỹ phu các thời kỳ đều phải học chữ Hán và âm đọc của chúng (âm HV). Chính vì vậy, việc xác định âm HV của chữ Hán không phải là khó. Âm HV cổ và âm HV Việt hóa thì hoàn toàn khác, chúng không được ghi chép trong các thư tịch cổ, người Việt ta cũng không còn coi chúng là những âm đọc được vay mượn nữa, chúng hoàn toàn hòa .