Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Mục tiêu giáo dục lớn nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh là vì con người, đào tạo ra những con người mới xã hội chủ nghĩa, có đủ tài đủ đức góp phần vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mời các bạn tham khảo! | GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH * NGUYỄN HẢI THANH 1. Mục tiêu giáo dục Mục tiêu giáo dục lớn nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh là vì con người, đào tạo ra những con người mới xã hội chủ nghĩa, có đủ tài đủ đức góp phần vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 1/2/1942, trên báo "Việt Nam Độc lập” phát hành tại chiến khu, Bác viết bài “Nên học sử ta”. Bài báo mở đầu bằng 2 câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Trước hết, thế hệ trẻ phải hiểu rõ về lịch sử Việt Nam, nhà trường cần phải giảng dạy, giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu về phong tục, truyền thống, tập quán, văn hóa Việt Nam. Ngay sau khi nước nhà được độc lập, tháng 9 năm 1945, Bác gửi cho các cháu học sinh bức thư đầy tâm huyết: “Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam., từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”. Bác tin tưởng thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, các em cần được giáo dục để có nền học cao, để đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành nước có nền kinh tế phát triển cao: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”1. Người nhấn mạnh mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục phải hướng đến việc phát triển con người toàn diện: - Thể dục: Làm cho thân thể mạnh khỏe, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung. - Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới. * 1 ThS. Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang. Hồ Chí Minh, (2002), Toàn tập, tập 4, tr. 10-11, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 50 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 5/2011 - Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp. - Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu chuộng của công.2 Tháng 9 năm 1949, đến thăm Trường Chính trị cao cấp Nguyễn Ái Quốc, Người đã ghi vào .