Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành khoa học xã hội Việt Nam
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết nêu lên khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. | CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM KIỀU QUỲNH ANH* Đại hội*Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã thông qua những Văn kiện quan trọng, mang tầm định hướng chiến lược, vạch ra đường lối, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có vấn đề khoa học và công nghệ. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã vạch rõ những định hướng lớn về phát triển khoa học - công nghệ trong thời kỳ mới: Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định, trong 5 năm (2011 - 2015) cần phải thực hiện ba nhiệm vụ trọng tâm là: Phát triển năng lực khoa học và công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ, xem đó là khâu đột phá để thúc đẩy phát * Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. triển và nâng cao hiệu quả của khoa học, công nghệ. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng; phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Khoa học xã hội có chức năng nghiên cứu cơ bản và toàn diện về xã hội và con người, nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, góp phần nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khoa học xã hội Việt nam cần nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn và kiến nghị những giải pháp khả thi, đồng bộ để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới. Mục tiêu tổng quát,