Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khả năng phân hủy phenol của màng sinh học tạo ra bởi chủng vi khuẩn phân lập từ đất nhiễm dầu ở Vũng Tàu

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Trong bài viết này, chúng tôi đã tiến hành tuyển chọn chủng vi khuẩn vừa có khả năng tạo màng sinh học vừa có khả năng phân hủy phenol cao từ tập đoàn vi sinh vật đã được phân lập từ nước nhiễm dầu ở bờ biển Vũng Tàu. Từ đó, đánh giá khả năng phân hủy phenol của màng sinh học chủng vi khuẩn này. | TAP CHI SINH 2016, 38(1):sinh 102-108 Khả năng phân hủyHOC phenol của màng học DOI: 10.15625/0866-7160/v38n1.7060 KHẢ NĂNG PHÂN HỦY PHENOL CỦA MÀNG SINH HỌC TẠO RA BỞI CHỦNG VI KHUẨN PHÂN LẬP TỪ ĐẤT NHIỄM DẦU Ở VŨNG TÀU Lê Thị Nhi Công1*, Trịnh Thành Trung2, Cung Thị Ngọc Mai1, Đỗ Thị Tố Uyên1 1 Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *lenhicong@ibt.ac.vn 2 Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT: Phenol và các hợp chất có chứa nhóm phenol là các chất gây ô nhiễm môi trường khá phổ biến trong nước thải nhiễm dầu của các khu khai thác dầu khí và các trạm xăng dầu. Để xử lý các hợp chất này, sử dụng vi sinh vật tạo màng sinh học đang là một trong những hướng đi mới hiện nay. Từ các chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy dầu diesel và một số hợp chất hydrocarbon có trong dầu mỏ, chúng tôi đã lựa chọn được chủng vi khuẩn VTPG5 vừa có khả năng tạo màng sinh học vừa có khả năng phân hủy phenol cao. Chủng này đã được phân loại bằng việc xác định trình tự đoạn gen mã hóa 16S rRNA và được đặt tên là Rhodococcus sp.VTPG5. Trình tự đoạn gen này đã được đăng ký trên ngân hàng NCBI với mã số là LC057207. Chủng VTPG5 được xác định là có khả năng tạo màng tốt nhất ở nhiệt độ 37oC, pH 7, nồng độ muối NaCl là 1,5% (w/v), nguồn cacbon là glucose, nguồn nitơ là (NH4)2SO4. Sử dụng các điều kiện tối ưu này để tạo màng sinh học nhằm đánh giá khả năng phân hủy phenol của màng tạo thành, kết quả cho thấy hiệu suất phân hủy của màng sinh học chủng VTPG5 là 99,8% sau 7 ngày nuôi cấy với hàm lượng phenol ban đầu là 200 mg/l. Kết quả này mở ra hướng ứng dụng màng sinh học của chủng VTPG5 trong xử lý nước ô nhiễm phenol và các hợp chất có chứa nhóm phenol. Từ khóa: Rhodococcus, màng sinh học, nước nhiễm dầu, phenol, phân hủy sinh học. MỞ ĐẦU Hiện nay, do nhu cầu sử dụng dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ trên thế giới ngày càng tăng nên không tránh khỏi các vấn đề ô nhiễm môi trường ở các mức độ khác nhau. Thành phần chủ yếu của dầu mỏ gây ô nhiễm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.