Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ứng dụng kỹ thuật gây động dục đồng loạt kết hợp với thụ tinh nhân tạo nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày sử dụng gây ĐDĐL cho bò thịt để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai phương pháp TTNT nhằm mục đích nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò tại một số huyện của tỉnh Thái Bình trong thời gian từ năm 2009 đến 2011. | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(1): 110-115 ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GÂY ĐỘNG DỤC ĐỒNG LOẠT KẾT HỢP VỚI THỤ TINH NHÂN TẠO NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀN BÒ Đỗ Văn Thu*, Đoàn Việt Bình, Lê Văn Ty, Lê Thị Huệ, Trần Đăng Khôi Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *dovanthu_ibt@yahoo.com TÓM TẮT: Ở Việt Nam, đa số bò được nuôi nhỏ lẻ ở các hộ gia đình thường động dục rải rác quanh năm. Động dục chậm sau khi sinh con hoặc thậm chí không động dục gây khó khăn cho việc triển khai áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT). Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật gây động dục đồng loạt (ĐDĐL) để giúp triển khai TTNT, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò. Tổng số 524 bò vàng và bò lai Sind chia thành hai lô, được tiêm hoocmon theo hai công thức khác nhau. Công thức 1: tiêm hai mũi PGF2α cách nhau 11 ngày, kết hợp tiêm PMSG ở mũi tiêm PGF2α thứ hai. Công thức 2: tiêm GnRH trước 7 ngày rồi sau đó bò được tiêm PGF2α. Sau khi tiêm hoocmon, bò được theo dõi động dục chặt chẽ để thụ tinh nhân tạo với tinh bò ngoại. Tỷ lệ động dục của bò tiêm hoocmon theo hai công thức trên đạt được theo thứ tự là: 84,90 và 82,08%; tỷ lệ thụ thai: 82,88 và 80,28% và tỷ lệ đẻ là: 93,52 và 92,98%. Kết quả cho thấy, gây ĐDĐL kết hợp TTNT là phương pháp có thể áp dụng để giúp nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò. Từ khóa: Bò vàng, bò lai sind, động dục đồng loạt, hoocmon, thụ tinh nhân tạo,. MỞ ĐẦU Thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho gia súc giúp tăng nhanh tiến bộ di truyền và cải tiến giống nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của gia súc. Ở Việt Nam, giống bò cỏ địa phương có nhiều đặc tính tốt như: thịt ngon, sức kéo bền bỉ, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu tự nhiên. Tuy nhiên, bò địa phương có tầm vóc nhỏ bé và tỷ lệ thịt xẻ thấp. Để cải tạo giống bò, thụ tinh nhân tạo cho bò đã được bắt đầu thực hiện từ năm 1960. Theo đó giống bò thịt của Việt Nam được lai giống nhân tạo với các giống bò năng suất cao của thế giới. Cho đến nay, mặc dù đã được triển .