Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá mối liên quan giữa thời gian kích thích buồng trứng và tỷ lệ có thai trong thụ tinh trong ống nghiệm

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời gian dùng thuốc kích thích buồng trứng (KTBT) và phác đồ KTBT đến tỷ lệ có thai của thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 1.658 chu kỳ TTTON có thời gian dùng thuốc FSH từ 8 - 12 ngày. | TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016 ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỜI GIAN KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG VÀ TỶ LỆ CÓ THAI TRONG THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM Lê Hoàng*; Nguyễn Thị Liên Hương* TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá ảnh hưởng của thời gian dùng thuốc kích thích buồng trứng (KTBT) và phác đồ KTBT đến tỷ lệ có thai của thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 1.658 chu kỳ TTTON có thời gian dùng thuốc FSH từ 8 - 12 ngày, bao gồm 347 chu kỳ sử dụng phác đồ dài, 617 chu kỳ sử dụng phác đồ antagonist, 624 chu kỳ dùng phác đồ ngắn. Kết quả: tỷ lệ có thai của các nhóm với thời gian dùng thuốc KTBT 8, 9, 10, 11, 12 ngày khác biệt không có ý nghĩa thống kê, lần lượt là: 40%; 43,5%; 48,1%; 49,2%; 47,6% (p > 0,05). Kết quả có thai của nhóm dùng phác đồ dài 9, 10, 11, 12 ngày lần lượt là: 56,5%; 55,7%; 55,2%; 63,6% (p > 0,05). Kết quả có thai của của nhóm dùng phác đồ antagonist 8, 9, 10, 11, 12 ngày lần lượt là: 54,8%; 52,1%; 53,3%; 44,8%; 55,6% (p > 0,05). Kết quả có thai của của nhóm dùng phác đồ ngắn 8, 9, 10, 11, 12 ngày lần lượt là: 33,8%; 33,2%; 32,6%; 42,6%; 16,7% (p > 0,05). Kết luận: thời gian KTBT (8 - 12 ngày) không có giá trị tiên lượng tỷ lệ có thai sau TTTON. * Từ khóa: Thụ tinh trong ống nghiệm; Thời gian kích thích buồng trứng. Effect of Stimulation Length on In Vitro Fertilization Pregnancy Rate Summary Objectives: To evaluate the effect of stimulation phage length-SPL and stimulation protocols on in vitro fertilization (IVF) pregnancy rate. Subjects and methods: A cross-sectional, reprospective study on 1,658 IVF cycles using gonadotropins from 8 to 12 days (stimulation phage length - SPL), in which 347 long GnRH-a, 617 antagonist, 624 agonist protocols were used. Results: The pregnancy rate in 5 groups with SPL from 8 to 12 days was 40%, 43.5%, 48.1%, 49.2%, 47.6% (p > 0.05), respectively. The pregnancy rate of long protocol was 56.5%, 55.7%, 55.2%, 63.6% in groups with SPL 9, 10, 11, 12 days (p > .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.