Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bước đầu phân loại lập địa và đánh giá khả năng sinh trưởng, chất lượng rừng trồng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết Bước đầu phân loại lập địa và đánh giá khả năng sinh trưởng, chất lượng rừng trồng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình trình bày: Rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ hơn 54km đê biển đê cửa sông ven biển, bảo vệ cuộc sống và sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển. Diện tích đất và rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình,. . | Lâm học BƯỚC ĐẦU PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, CHẤT LƯỢNG RỪNG TRỒNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH THÁI BÌNH Đỗ Quý Mạnh1, Bùi Thế Đồi2 1 2 Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ hơn 54 km đê biển, đê cửa sông ven biển, bảo vệ cuộc sống và sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển. Diện tích đất và rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình có 9.617 ha, trong đó đất có rừng là 3.709 ha; đất trống 5.908 ha. Đất rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình được phân chia thành 3 dạng lập địa trên cơ sở các tiêu chí: (i) Thời gian phơi bãi (h/ngày), (ii) Độ mặn trung bình (0/00); (iii) Tỷ lệ cát (%) và (iv) Độ thành thục của đất. Diện tích dạng lập địa rất khó khăn có diện tích lớn nhất, trên 2.892 ha, dạng lập địa thuận lợi có 814 ha, và dạng lập địa khó khăn có thể cải tạo để trồng rừng là 534 ha. Các loài cây trong mô hình thực nghiệm đều có tỷ sống rất cao, đạt trên 87%. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn và đường kính gốc từ mức độ chậm đến nhanh, trong đó Trang là loài sinh trưởng chậm nhất, Bần không cánh sinh trưởng nhanh nhất. Từ khóa: Cây ngập mặn, đất ngập mặn, Thái Bình. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái phân bố tập trung ở vùng bãi bồi ven biển, vùng cửa sông, ven các cồn gần bờ nên bị thay đổi mạnh theo thời gian và không gian, phương thức sử dụng, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, rừng ngập mặn và đất ngập mặn có sự biến động lớn về diện tích và chất lượng (BQL Dự án khôi phục và phát triển RNM tỉnh Thái Bình, 2015). Tại tỉnh Thái Bình - một tỉnh nông nghiệp, diện tích rừng ngập mặn ước tính khoảng 3.709 ha, lớn nhất vùng châu thổ sông Hồng (Bộ NN&PTNT, 2016). Vì vậy, ngày 13/10/2008, khu vực rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình được UNESCO công nhận là một trong những vùng thuộc Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng (TTXVN, 2014). RNM tại tỉnh Thái Bình bên cạnh mục tiêu phòng hộ đê biển, chống .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.