Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm dòng chảy bề mặt và lượng đất xói mòn trên ô nghiên cứu dạng bản tại núi Luốt - Xuân Mai - Hà Nội

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết Đặc điểm dòng chảy bề mặt và lượng đất xói mòn trên ô nghiên cứu dạng bản tại núi luốt - Xuân Mai - Hà Nội trình bày: Xác định dòng chảy bề mặt và lượng đất xói mòn ở các điều kiện che phủ khác nhau, chúng tôi đã tiến hành lập 2 ô nghiên cứu dạng bản (2m2/ô) là đất rừng trồng và đất cây bụi tại vùng núi phía Tây của hà Nội,. . | Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường ĐẶC ĐIỂM DÒNG CHẢY BỀ MẶT VÀ LƯỢNG ĐẤT XÓI MÒN TRÊN Ô NGHIÊN CỨU DẠNG BẢN TẠI NÚI LUỐT - XUÂN MAI - HÀ NỘI Bùi Xuân Dũng1, Phùng Văn Khoa2 1,2 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Để xác định dòng chảy bề mặt và lượng đất xói mòn ở các điều kiện che phủ khác nhau, chúng tôi đã tiến hành lập 2 ô nghiên cứu dạng bản (2 m2/ô) là đất rừng trồng và đất cây bụi tại vùng núi phía Tây của Hà Nội. Dòng chảy bề mặt và lượng đất xói mòn được quan trắc liên tục cho 18 trận mưa khác nhau kéo dài từ ngày 15 tháng 6 tới 23 tháng 9 năm 2016. Bằng việc sử dụng phần mềm R để phân tích các số liệu thu được, nghiên cứu đưa ra một số kết quả chính như sau: 1- Khu vực nghiên cứu có lượng mưa hàng năm từ 1300 - 2300 mm, được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; 2- Dòng chảy bề mặt của đất cây bụi che phủ (hệ số dòng chảy là 5,9%) lớn hơn gần 5 lần so với đất rừng (hệ số dòng chảy 1,2%). Ngưỡng lượng mưa làm xuất hiện dòng chảy bề mặt ở đất rừng >10 mm/trận và > 8 mm/trận với điều kiện cây bụi che phủ; 3- Lượng đất xói mòn của cây bụi che phủ (0,6 g/m2/trận mưa) lớn hơn 2,5 lần so với đất có rừng che phủ (0,25 g/m2/trận mưa); 4- Dòng chảy bề mặt và lượng đất xói mòn trong điều kiện che phủ cây bụi lớn hơn rừng chủ yếu là do khả năng giữ lại nước trên tán và lượng nước thấm của đất rừng lớn hơn so với cây bụi. Điều này cho thấy việc duy trì lớp che phủ rừng là rất quan trọng nhằm bảo vệ và điều tiết nước cho khu vực đất dốc và vùng đầu nguồn. Từ khóa: Che phủ thực vật, chế độ mưa, dòng chảy bề mặt, vùng núi, xói mòn. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Xói mòn là hiện tượng bào mòn lớp đất bề mặt dưới tác động của nước hoặc gió (Mohammad and Adam, 2010). Theo các nghiên cứu của FAO – UNEP (2005) hàng năm có từ 5 – 7 triệu ha đất mất khả năng sản xuất do xói mòn đất (Montgomery, 2007) đồng thời cũng chỉ ra rằng lượng đất mất đi hàng năm do xói mòn trên trái đất lên tới 75 tỉ tấn. Xói mòn .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.