Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hội chứng hoại tử gan tụy ở tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận thường xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý như: gan tụy teo nhỏ, chai cứng, đen tối, nhợt nhạt, phù nề, mềm nhũn, ruột rỗng, phân trắng. Tôm bị bệnh có thể chết từ rải rác đến hàng loạt. 40 mẫu tôm bị bệnh và 10 mẫu tôm khỏe được thu và kiểm tra tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm và virus. | Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC HỘI CHỨNG HOẠI TỬ GAN TỤY Ở TÔM CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) NUÔI THƯƠNG PHẨM TẠI NINH THUẬN HEPATOPANCREATIC NECROSIS SYNDROME IN WHITELEG SHRIMP (Litopenaeus vannamei) FARMED IN NINH THUAN Nguyễn Thị Thùy Giang1, Phạm Văn Toàn2, Phạm Quốc Hùng3 Ngày nhận bài: 22/6/2015; Ngày phản biện thông qua: 27/7/2015; Ngày duyệt đăng: 15/3/2016 TÓM TẮT Tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận thường xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý như: gan tụy teo nhỏ, chai cứng, đen tối, nhợt nhạt, phù nề, mềm nhũn, ruột rỗng, phân trắng. Tôm bị bệnh có thể chết từ rải rác đến hàng loạt. 40 mẫu tôm bị bệnh và 10 mẫu tôm khỏe được thu và kiểm tra tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm và virus. Kết quả nghiên cứu vi khuẩn xác định được 3 loài Vibrio parahaemolyticus, V. alginolyticus và V. vulnificus với tần suất bắt gặp cao nhất (>60%) ở các mẫu tôm bị bệnh. Trong đó, kết quả PCR đã xác định sự có mặt của chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus được xem là tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute hepatopancreatic necrosis disease-AHPND). Cảm nhiễm nhân tạo 4 nhóm vi khuẩn trên (V.parahaemolyticus AHPND-PCR(+), V. parahaemolyticus AHPND-PCR(-), V. alginolyticus và V. Vulnificus) đều gây ra tỷ lệ chết ở tôm lần lượt là: 100, 47.7, 37.7 và 17.7% trong vòng 7 ngày. Tôm bị chết đều có những dấu hiệu bệnh lý giống như tôm bị bệnh ngoài tự nhiên. Nghiên cứu mô bệnh học cho thấy sự hoại tử nghiêm trọng ở mô gan tụy của tôm bị bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 nhóm vi khuẩn trên có liên quan đến hội chứng gan tụy ở tôm chân trắng nuôi tại Ninh thuận. Trong đó, nhóm vi khuẩn V. parahaemolyticus AHPND-PCR (+) có độc lực cao nhất gây chết 100% trong vòng 48h sau cảm nhiễm. Các loài vi khuẩn Vibrio spp. còn lại đều có khả năng gây chết và gây tác hại đến cơ quan gan tụy của tôm chân trắng. Ngoài ra, không tìm thấy virus viêm gan tụy Hepatopancreatic Parvovirus, vi khuẩn Rickettsia gây bệnh hoại tử gan .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.