Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ảnh hưởng của nhiệt độ rót, chiều dày sơn và độ chân không đến khả năng điền đầy khuôn khi đúc hợp kim A356 theo công nghệ mẫu hóa khí
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết này chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của ba yếu tố (nhiệt độ rót, chiều dày lớp sơn, độ chân không) đến khả năng điền đầy khuôn khi đúc bằng công. nội dung chi tiết của tài liệu. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ K3- 2015 Ảnh hưởng của nhiệt độ rót, chiều dày sơn và độ chân không đến khả năng điền đầy khuôn khi đúc hợp kim A356 theo công nghệ mẫu hóa khí Nguyễn Ngọc Hà Lê Quốc Phong Nguyễn Nhất Trí Lại Đình Hoài Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM (Bản nhận ngày 25 tháng 01 năm 2015, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 22 tháng 6 năm 2015) TÓM TẮT Đúc trong khuôn mẫu hóa khí là phương pháp đúc được quan tâm rất nhiều hiện nay do có nhiều ưu điểm nổi bật. Không cần mặt phân khuôn nên giảm thiểu được sai lệch mặt, không sử dụng chất kết dính nên giảm được chi phí cho việc xử lý hỗn hợp làm khuôn và thân thiện với môi trường, quy trình sản xuất đơn giản, có thể đúc được những chi tiết phức tạp. Trong nghiên cứu này, đã khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ rót, chiều dày lớp sơn mẫu (thông qua thời gian nhúng sơn) và độ chân không đến khả năng điền đầy khuôn của vật đúc trong công nghệ đúc mẫu hóa khí. Hợp kim được sử dụng là hợp kim nhôm A356. Bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm đã xây dựng được phương trình hồi quy về ảnh hưởng của các thông số đúc nêu trên đến khả năng điền đầy khuôn. Kết quả cho thấy, nếu tăng nhiệt độ rót kim loại lỏng, tăng độ chân không, giảm thời gian nhúng mẫu thì sẽ thu được vật đúc có mức độ điền đầy cao hơn. Từ khóa: đúc trong khuôn mẫu hóa khí;mẫu hóa khí; chất sơn mẫu 1. GIỚI THIỆU Công nghệ đúc trong khuôn mẫu hóa khí có nhiều ưu điểm: cát làm khuôn không cần chất dính, có thể tạo lỗ, hốc cho vật đúc mà không cần ruột, vật đúc đạt độ chính xác cao do không có mặt phân khuôn, ít ô nhiễm môi trường, ít tiêu hao vật liệu làm khuôn, thiết bị và công nghệ đơn giản Phương pháp đúc này đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong ngành công nghiệp ô tô. Trang 95 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol.18, No.K3 - 2015 Các bước cơ bản trong công nghệ đúc trong khuôn mẫu hóa khí: 1) Chế tạo mẫu xốp bằng cách cắt hoặc ép tạo hình; 2) Ghép thành chùm mẫu; 3) Sơn mẫu; 4) Đặt mẫu vào .