Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm thạch học, thạch đia hóa và khoáng hóa sắt liên quan khối magma mafic khu vực Tân Hòa, Tân Châu, Tây Ninh
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nội dung bài viết là neu lên Kkhối magma mafic khu vực Tân Hòa, Tân Châu, Tây Ninh (Đồi 95) được phát hiện vào năm 1986 và được xếp vào phức hệ Tây Ninh. Thành phần thạch học của khối xâm nhập này được làm sáng tỏ qua các lỗ khoan năm 2013 bao gồm gabrodiorit, gabronorit, gabro, gabropyroxenit và pyroxenit. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ T6- 2015 Đặc điểm thạch học, thạch đia hóa và khoáng hóa sắt liên quan khối magma mafic khu vực Tân Hòa, Tân Châu, Tây Ninh Nguyễn Thế Công Nguyễn Kim Hoàng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM ( Bài nhận ngày 17 tháng 03 năm 2015, nhận đăng ngày 12 tháng 01 năm 2016) TÓM TẮT Khối magma mafic khu vực Tân Hòa, Tân Châu, Tây Ninh (Đồi 95) được phát hiện vào năm 1986 và được xếp vào phức hệ Tây Ninh. Thành phần thạch học của khối xâm nhập này được làm sáng tỏ qua các lỗ khoan năm 2013 bao gồm gabrodiorit, gabronorit, gabro, gabropyroxenit và pyroxenit. Thành phần khoáng vật chính gồm plagioclas, pyroxen xiên đơn, pyroxen trực thoi, hornblend lục, thứ yếu có biotit; khoáng vật phụ có apatit, sphen, magnetit, pyrotin. Tổ hợp gabro – pyroxenit phức hệ Tây Ninh có hàm lượng titan cao, chứa nhiều các nguyên tố thuộc nhóm sắt như Fe, Ti, V nhưng chứa ít Rb, Sr, Y, Cs, Ba, Sm, Eu, Nd. Các nguyên tố vết, nguyên tố hiếm chuẩn hóa theo manti nguyên thủy và chondrit cho thấy chúng có nguồn gốc rất sâu từ manti sạch, thuộc mô hình tách giãn trên rìa lục địa tích cực. Phức hệ Tây Ninh có đặc trưng về dị thường từ địa vật lý, các kết quả phân tích hóa, quang phổ và giã đãi cho thấy tổ hợp này có tính chuyên khoáng và triển vọng về quặng hóa sắt và titan. Từ khóa: gabro, gabbro-pyroxenit, phức hệ Tây Ninh, khu vực Tân Hòa MỞ ĐẦU Khu vực Tân Hòa trước đây gọi là Đồi 95 [3] chủ yếu thuộc địa phận xã Tân Hòa và một phần phía Tây thuộc xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh; cách UBND xã Tân Hòa khoảng 3 km về phía Tây – Tây Bắc, cách thành phố Tây Ninh khoảng 45 km về phía Đông Bắc và cách Tp. Hồ Chí Minh 150 km về phía Bắc. Trong công tác Đo vẽ lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Đồng Bằng Nam bộ tỷ lệ 1/200.000 [3]. Liên đoàn Địa chất 6 (nay là Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam – LĐBĐĐCMN), đã phát hiện điểm khoáng hóa sắt.Trên cơ sở đo dị thường từ và qua công tác khoan sâu một lỗ khoan 500 m ở đồi .