Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bất bình đẳng giới về cơ hội giáo dục ở Đồng bằng sông Cửu Long

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bằng kết quả nghiên cứu tiếp cận từ nhân học và xã hội học, nhóm nghiên cứu đã rút ra một số nhận xét về thực trạng bất bình đắng giới về cơ hội giáo dục hiện nay và đề xuất một số khuyến nghị đối với các nhà lập chính sách về giáo dục trong sự phát triển bền vững của vùng. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X5-2015 Bất bình đẳng giới về cơ hội giáo dục ở Đồng bằng sông Cửu Long Nguyễn Văn Tiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Bất bình đẳng giới nói chung và bất bình đẳng giới về giáo dục nói riêng là chủ đề được quan tâm hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trũng trong hệ thống giáo dục quốc dân đang đặt ra những vấn đề thách thức cho sự phát triển vùng. Bằng kết quả nghiên cứu tiếp cận từ nhân học và xã hội học, nhóm nghiên cứu đã rút ra một số nhận xét về thực trạng bất bình đắng giới về cơ hội giáo dục hiện nay và đề xuất một số khuyến nghị đối với các nhà lập chính sách về giáo dục trong sự phát triển bền vững của vùng. Từ khóa: bất bình đẳng giới, giáo dục, đồng bằng sông Cửu Long, chính sách giáo dục Đặt vấn đề Bất bình đẳng xã hội đang ngày càng trở thành mối quan tâm xã hội hàng đầu của mọi người Việt Nam. Tình trạng bất bình đẳng xã hội ngày một gia tăng trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay. Những dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục – nền tảng chính của sự phát triển con người, ngày một đắt đỏ kéo theo là sự dãn rộng khoảng cách tiếp cận và hưởng thụ dịch vụ giữa các nhóm xã hội. Những dịch vụ xã hội này có vai trò quan trọng trong việc kiềm chế xu hướng gia tăng bất bình đẳng. Vì vậy, nghiên cứu bất bình đẳng về cơ hội về giáo dục trở thành vấn đề cấp thiết. Khái niệm bất bình đẳng về cơ hội được đề cập như là kết quả về lợi ích là một “lợi thế” và gồm có hai nhóm: “các nỗ lực” là những thứ phụ thuộc vào sự lựa chọn cá nhân, và “hoàn cảnh” là những yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của cá nhân. Bình đẳng về cơ hội sẽ chiếm ưu thế trong trường hợp mà phân phối của mọi thành quả lợi ích không phụ thuộc vào hoàn cảnh. Bình đẳng về cơ hội sẽ là sân chơi chung, và về nguyên tắc, mọi người có thể đạt được những thành quả mà họ lựa chọn1. Thành quả của mỗi cá nhân phụ thuộc vào ba yếu tố: Hoàn cảnh, nỗ lực .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.