Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thực trạng xây dựng văn hóa chất lượng tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết này (1) trình bày thực trạng xây dựng văn hoá chất lượng (VHCL) tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, (2) phân tích một số khó khăn và thuận lợi trong việc xây dựng VHCL tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM và (3) đề xuất giải pháp nhằm phát triển VHCL qua việc khai thác những thuận lợi và phát huy những thành tựu, đồng thời khắc phục những khó khăn trở ngại trong quá trình xây dựng và phát triển VHCL. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X5-2015 Thực trạng xây dựng văn hóa chất lượng tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Duy Mộng Hà Bùi Ngọc Quang Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Bài viết này (1) trình bày thực trạng xây dựng văn hoá chất lượng (VHCL) tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, (2) phân tích một số khó khăn và thuận lợi trong việc xây dựng VHCL tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM và (3) đề xuất giải pháp nhằm phát triển VHCL qua việc khai thác những thuận lợi và phát huy những thành tựu, đồng thời khắc phục những khó khăn trở ngại trong quá trình xây dựng và phát triển VHCL. Từ khóa: văn hóa chất lượng, đảm bảo chất lượng, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Dẫn nhập Một trong những mục tiêu của Chương trình Cải cách Giáo dục Đại học1 Việt Nam theo Nghị định số 14 của Chính phủ ban hành là tạo cơ chế đảm bảo chất lượng (ĐBCL) giáo dục trong trường đại học. Để nâng cao chất lượng, cần có sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo và sự đồng tâm hiệp lực của tập thể cán bộ quản lý-nhân viên (CB-NV), giảng viên (GV) và sinh viên (SV) trong toàn trường, tức là tất cả mọi người đều cần phải thấm nhuần văn hóa chất lượng. Điều kiện tiên quyết để vận hành hiệu quả hệ thống ĐBCL bên trong là phải xây dựng thành công VHCL. Do đó, cần quan tâm tìm hiểu, phát huy những yếu tố tích cực và khắc phục những yếu tố trở ngại trong việc xây dựng VHCL tại cơ sở đào tạo. 1. Văn hóa chất lượng và văn hóa chất lượng trong giáo dục đại học 1.1. Văn hóa chất lượng Trong nhiều định nghĩa về VHCL, định nghĩa của EUA2 (2006) là khá toàn diện và dễ hiểu. VHCL là một loại văn hóa tổ chức trong đó việc nâng cao chất lượng được xem là một việc làm thường xuyên. VHCL bao gồm 2 yếu tố riêng biệt: (1) Yếu tố văn hóa/tâm lý gồm các giá trị, niềm tin, sự mong đợi và cam kết đối với chất lượng; và (2) Yếu tố quản lý gồm các quy trình được xác định rõ nhằm nâng cao chất lượng và điều phối nỗ lực .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.