Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phân tích hình ảnh người lữ khách trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát đã dựng lên hình tượng một con người đã mất hết ý niệm về thời gian vì những cuộc đi, lại mất luôn cả ý niệm về phương hướng vì không còn có không gian xoay trở. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Để hiểu rõ hơn về hình ảnh này mời các bạn tham khảo bài văn mẫu "Phân tích hình ảnh người lữ khách trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát" dưới đây. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH NGƯỜI LỮ KHÁCH TRONG BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT Bài ca ngắn đi trên cát dựng lên hình tượng một con người đi giữa một bãi cát mênh mông, mỗi bước chân đều bị lún xuống cát, cho nên hễ tiến lên một bước lại phải lùi lại một bước. Ngay từ đầu, bài thơ đã sử dụng điệp âm, và điệp âm đặt trong cách ngắt nhịp 2/3 liên tiếp trong hai câu thơ năm chữ đã gợi lên cái cảm giác của bước chân người đi luôn luôn bị kéo giật lại : Trường sa / phục trường sa, Nhất bộ / nhất hồi khước. (Cát dài / bãi cát dài, Mỗi bước / lùi một bước) Con người đi trong trạng thái bất thường như thế tất nhiên là đi liên miên suốt đời mà không bao giờ thấy đích. Anh ta không còn chút ấn tượng nào về thời gian, về sáng tối. Chỉ có nỗi phiền muộn cứ chất mãi lên trái tim anh : Nhật nhập hành vị dĩ, Khách tử lệ giao lạc. (Mặt trời đã lặn đi chưa nghỉ, Bộ hành nước mắt lã chã rơi). Bài thơ cho thấy, chỉ mới ở tuổi trong ngoài ba mươi, Cao Bá Quát đã cảm nhận được sự bế tắc cùng cực của một loại hình nhà nho không hợp khuôn với chế độ hiện hành. Nhà thơ tự đặt ra một lối thoát là trong cuộc đi vô tận đó, nếu người ta có thể ngủ đi được theo phép “thụy du” của những ông tiên thì may ra mọi nỗi thống khổ mới chấm dứt. Tiếc thay phép thụy du đối với những người vốn đã quá tỉnh lại chẳng có chút gì hiệu lực. Vì thế, càng đi trong sự tỉnh táo thì mọi nỗi oán hận trong lòng người đi chỉ càng thêm chất chồng : Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông, Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng ? (Không học được tiên ông phép ngủ, Trèo non lội suối giận sao nguôi ?) Và nhà thơ lại thử làm một phép so sánh giữa loại “hành nhân” đáng gọi là tỉnh kia với vô số những người ngược xuôi vì danh lợi, thì hóa ra số người tỉnh rất ít, còn tất cả bọn họ đều là người say : Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung; Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu, Tỉnh giả thường thiểu, túy giả đồng. (Xưa nay phường danh lợi, Bôn tẩu trên đường đời; Gió thoảng hơi men trong quán rượu, Say cả hỏi tỉnh được mấy người ?) Sự .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.