Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu biến đổi bề mặt Au bởi hợp chất thiol để ứng dụng trong cảm biến sinh học

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu và khảo sát biến đổi bề mặt Au với hợp chất cysteamine và glutaraldehyde để biến đổi bề mặt Au trở nên có thể phản ứng được với các hợp chất có nhóm chức amine. Nồng độ của cysteamine, thời gian xử lý với cysteamine và thời gian xử lý với glutaraldehyde đã được nghiên cứu để tìm được các thông số thích hợp. | Science & Technology Development, Vol 19, No.T6-2016 Nghiên cứu biến đổi bề mặt Au bởi hợp chất thiol để ứng dụng trong cảm biến sinh học Phan Thanh Nhật Khoa Nguyễn Trung Thành Phan Văn Tuấn Phạm Văn Bình Phạm Xuân Thanh Tùng Lê Thị Thanh Tuyền Tống Duy Hiển Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano, ĐHQG-HCM (Nhận bài ngày 11 tháng 01 năm 2016, đăng bài ngày 29 tháng 11 năm 2016) TÓM TẮT Trong cảm biến sinh học dựa trên cơ sở thanh dao động, bề mặt Au đóng vai trò quan trọng, vừa là bề mặt để chùm laser phản xạ, vừa là nơi có thể thực hiện các bước biến đổi bề mặt để đặc hiệu hóa cảm biến. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu và khảo sát biến đổi bề mặt Au với hợp chất cysteamine và glutaraldehyde để biến đổi bề mặt Au trở nên có thể phản ứng được với các hợp chất có nhóm chức amine. Nồng độ của cysteamine, thời gian xử lý với cysteamine và thời gian xử lý với glutaraldehyde đã được nghiên cứu để tìm được các thông số thích hợp. Các phương pháp phản ứng tạo màu với xúc tác enzyme horseradish peroxidase (HRP) và phương pháp đo góc tiếp xúc đã được kết hợp nhằm tối ưu hóa. Kết quả cho thấy sử dụng cyteamine 5 mM trong dung môi ethanol, thời gian xử lý cysteamine 16 giờ, thời gian xử lý glutaraldehyde 1 giờ sẽ cho bề mặt Au có khả năng phản ứng tối ưu nhất với các hợp chất có nhóm amine. Từ khóa: góc tiếp xúc, thanh dao động, cysteamine, glutaraldehyde, horseraddish peroxidase MỞ ĐẦU Cảm biến thanh dao động hiện nay đang thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu như là một cảm biến có tiềm năng ứng dụng đa dạng: có khả năng sử dụng làm cảm biến khí, cảm biến phát hiện vi khuẩn [1, 2], phát hiện thuốc [3] phát hiện chất nổ [4]. Craighead và các cộng sự [2] trong năm 2011 lần đầu tiên đã chứng minh khả năng phát hiện vi khuẩn E. coli sử dụng cảm biến thanh dao động và sau đó vào năm 2003 phát hiện được Salmonella enterica được công bố. Trong công trình nghiên cứu phát hiện Salmonella enterica, khi vi khuẩn bị bắt giữ trên bề mặt thanh đã tạo ra .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.