Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cảm nhận về bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Qua bài thơ "Tràng Giang" chúng ta như được trở về quãng thời gian trước đây để ngắm toàn cảnh sông Hồng vào buổi chiều gió hiu hắt. Khung cảnh ấy gợi lên cho biết bao nhiêu con người tình yêu quê hương đất nước mình, những cảnh đẹp đã làm nên hình hài đất nước. Thế nhưng cũng mỗi lần đến với bào thơ này chúng ta lại thêm yêu thêm thương nhà thơ Huy Cận với nỗi bâng khuâng, cô đơn của ông trước thực tại cuộc sống.   | VĂN MẪU LỚP 11 CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY CẬN BÀI MẪU SỐ 1: Tràng Giang là một trong những bài thơ tiêu biểu của tài năng Huy Cận và thể hiện rõ chất tâm hồn ông. Huy Cận cũng đã nhiều lần kể lại quá trình viết nó. Cảm hứng thơ được gợi từ phong cảnh sông nước vùng Chèm Vẽ ngoại thành Hà Nội. Bây giờ nơi này đã là nội thành đông đúc với nhiều nhà cao tầng, biệt thự nhưng vào thời Huy Cận viết Tràng giang cho đến mấy chục năm sau, nó đìu hiu sông nước, vắng lặng, đẹp và buồn đúng như trong bài thơ đã tả. Huy Cận kể lại, ông đã thử vào bài bằng nhiều thể thơ, nhưng cuối cùng chọn thơ bảy chữ, đậm chất Đường thi. Ông còn cho biết Lớp lớp mây cao đùn núi bạc là do ông học ở bản dịch thơ Đỗ Phủ “Mặt đất mây đùn cửa ải xa". Ý kết là ông tựa vào thơ Thôi Hiệu, qua bản dịch của Tản Đà “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” để tả nỗi buồn của lòng mình: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Chính không gian Đường thi trong hơi thơ bảy chữ tạo nên sự cộng hưởng cảm xúc đồng chiều ấy. Nếu viết ở thể thơ khác, chưa chắc đã có sự cộng hưởng ấy. Huy Cận buồn hơn Thôi Hiệu. Huy Cận thừa biết mình đứng nhờ trên vai người ta, có cao nhưng không chắc mình có chiều cao hơn người ta. Đọc Tràng giang có thể thấy buồn Hoàng Hạc lâu nhưng là ở nhiều chỗ khác chứ không phải ở câu kết so đo ấy. Bài thơ này có vẻ đẹp cổ điển, trang trọng mở vào cao rộng trời đất mà nỗi buồn lại thấm thía sâu thẳm xuống một cõi lòng. Nỗi buồn bàng bạc mơ hồ nhưng đụng vào đầu cũng thấy. Mơ hồ vì buồn không rõ lí do cụ thể. Bàng bạc vì không rõ sắc thái, không rát bỏng nhưng ngân nga như một nỗi bâng khuâng, một tâm trạng nhớ không đối tượng: trời rộng nhớ sông dài. Câu đề từ quả đã ôm đủ chủ đề bài thơ. Nỗi bâng khuâng buồn nhớ đựng đầy không gian. Cảnh nào cũng gợi buồn, cảnh bị nhiễm vào từ trường tình cảm. Huy Cận nói: Đây là bài thơ của tâm hồn. Tâm hồn ông khi ấy thường trực một nỗi buồn thế hệ, cái thế hệ vừa biết suy nghĩ thì chạm ngay vào nỗi buồn mất nước, vào thân phận nhược tiểu, một .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.