Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mẫu Thượng Ngàn – sự diễn giải về phong tục thờ Mẫu của người Việt
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã diễn giải một cách tỉ mỉ về phong tục thờ Mẫu của người Việt qua lễ thức và trong tâm thức. Khi diễn giải về lễ thức hầu Thánh, nhà văn đặc biệt chú trọng tới vai trò của ông/bà đồng, bên cạnh đó không thể thiếu các yếu tố như cách thức bài trí điện trong nghi lễ, điệu nhạc tiếng hát cung văn. | Nguyễn Thị Diệu Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 105 - 109 MẪU THƯỢNG NGÀN – SỰ DIỄN GIẢI VỀ PHONG TỤC THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT Nguyễn Thị Diệu Linh* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã diễn giải một cách tỉ mỉ về phong tục thờ Mẫu của người Việt qua lễ thức và trong tâm thức. Khi diễn giải về lễ thức hầu Thánh, nhà văn đặc biệt chú trọng tới vai trò của ông/bà đồng, bên cạnh đó không thể thiếu các yếu tố như cách thức bài trí điện trong nghi lễ, điệu nhạc tiếng hát cung văn. Trong Mẫu Thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh cho thấy một Đạo Mẫu Việt với sức sống bền bỉ và mạnh mẽ, bởi lẽ không chỉ hầu Thánh bằng nghi lễ, người Việt ở mọi tầng lớp đều hướng về Mẫu trong tâm thức. Qua việc diễn giải phong tục thờ Mẫu, Nguyễn Xuân Khánh góp phần khẳng định sức sống mãnh liệt, dẻo dai của văn hóa và tâm hồn người Việt. Từ khóa : Mẫu Thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh, Đạo Mẫu, sức sống Việt, văn hóa Việt. Đạo Mẫu - tín ngưỡng hướng về nguồn cội Mẹ - là một tín ngưỡng bản địa có ảnh hưởng sâu rộng trong tâm linh của người Việt. Nó hình thành, tồn tại và phát triển trong cả một quá trình lâu dài và đầy biến động của lịch sử dân tộc ta. Có một điều kỳ lạ là dù ở bất cứ thời điểm nào, thịnh hay suy, thậm chí bị bài trừ, tẩy chay dữ dội, đạo Mẫu vẫn bền bỉ tồn tại trong đời sống và tâm thức của người Việt. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nhận thấy “Đạo Mẫu là đạo nguyên thủy của người Việt Nam: thờ mẫu, thờ mẹ núi, mẹ sông, mẹ đất, thờ Man nương Nó có tính chất nguyên thủy ngấm ngầm trong dân gian, không có tính tri thức gì. Nó là đạo của những người nghèo khổ” [1]. Với ý nghĩa khởi thủy, với sức sống bền bỉ của Đạo Mẫu, Nguyễn Xuân Khánh đã chọn nó để nói lên sức sống bất diệt của hồn Việt, của văn hóa dân tộc Việt trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn. Trong tiểu thuyết này, Nguyễn Xuân Khánh đã diễn giải về Đạo Mẫu qua nghi thức hầu đồng và trong tâm thức người Việt. * THỜ MẪU QUA LỄ THỨC Lên đồng là một