Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sử dụng phương pháp phân tích biên (SFA) để đánh giá hiệu quả sản xuất của phương thức canh tác chè an toàn tại xã phúc Xuân thành phố Thái Nguyên

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Những nghiên cứu của thế giới về lợi ích của uống chè đối với sức khoẻ con người trong thời gian gần đây đã đặt ra một cái nhìn mới đối với sản xuất chè toàn cầu. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất của phương thức canh tác chè an toàn tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên. | Đỗ Thị Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 159 - 162 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BIÊN (SFA) ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA PHƯƠNG THỨC CANH TÁC CHÈ AN TOÀN TẠI XÃ PHÚC XUÂN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Trần Đại Nghĩa*, Nguyễn Bích Hồng Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Những nghiên cứu của thế giới về lợi ích của uống chè đối với sức khoẻ con người trong thời gian gần đây đã đặt ra một cái nhìn mới đối với sản xuất chè toàn cầu. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất của phương thức canh tác chè an toàn tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phương thức canh tác chè an toàn chịu sự tác động của nhiều yếu tố sản xuất. Các yếu tố tác động tích cực tới hiệu quả sản xuất là: Lao động, phân bón và tuổi của cây chè. Ngược lại, các yếu tố như: Kinh nghiệm sản xuất chè, thói quen sở dụng thuốc bảo vệ thực vật và quy mô hộ lại có tác động ngược chiều tới hiệu quả sản xuất chè an toàn. Tuy là một phương thức canh tác mới song sản xuất chè an toàn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng chè tại xã Phúc Xuân. Key words: Hiệu quả, chè, an toàn, Phúc Xuân, SFA. ∗ TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU Xã Phúc Xuân cách T.P Thái Nguyên hơn 10 km, là xã thuần nông của tỉnh Thái Nguyên, trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Xã Phúc Xuân có 15 xóm, gần 1.200 hộ, 4.780 nhân khẩu. Cây chè được coi là cây kinh tế mũi nhọn của địa phương, toàn xã hiện có 350 ha chè, hàng năm cho sản lượng trên 1.050 tấn búp khô, khoảng 80% số hộ trong xã đời sống kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào cây chè. Năm 2002, xã Phúc Xuân thành lập 1 hơp tác xã chè chuyên sản xuất chè “an toàn” với tên gọi là Tân Hương. Hợp tác xã chè an toàn này được thành lập dưới sự giúp đỡ, tư vấn của Dự án IPM (Phòng trừ dịch hại tổng hợp) trên chè do Canada tài trợ. Cho đến nay, hợp tác xã có 42 thành viên, đây là những hộ sản xuất chè an toàn điển hình trong xã. Từ khi được áp dụng, phương thức sản xuất

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.