Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ảnh hưởng của chế độ công nghệ khi sửa đá đến chất lượng bề mặt chi tiết khi mài tròn ngoài thép không rỉ Sus 304
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết cho chúng ta biết việc gia công tinh các loại thép không rỉ bằng phương pháp mài là tương đối khó khăn do loại vật liệu này độ bền, độ dẻo dai, tính chống mài mòn cao. Biến dạng dẻo bề mặt gia công lớn, sự dính bám của phoi lên hạt mài, lên chất dính kết tăng là các nguyên nhân chính làm tăng ma sát trong vùng cắt, tăng lực cắt.v.v. | ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CÔNG NGHỆ KHI SỬA ĐÁ ĐẾN CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT CHI TIẾT KHI MÀI TRÒN NGOÀI THÉP KHÔNG RỈ SUS 304 Trần Minh Đức1*, Đỗ Mạnh Cường1, Ngô Kiên Dương2 Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội TÓM TẮT Việc gia công tinh các loại thép không rỉ bằng phương pháp mài là tương đối khó khăn do loại vật liệu này độ bền, độ dẻo dai, tính chống mài mòn cao. Biến dạng dẻo bề mặt gia công lớn, sự dính bám của phoi lên hạt mài, lên chất dính kết tăng là các nguyên nhân chính làm tăng ma sát trong vùng cắt, tăng lực cắt.v.v. do đó làm giảm hiệu quả Kinh tế - Kỹ thuật của nguyên công mài. Bài báo này giới thiệu một giải pháp công nghệ nhằm làm hạn chế biến dạng dẻo bề mặt gia công bằng cách lựa chọn chế độ công nghệ sửa đá hợp lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy để nâng cao chất lượng bề mặt khi mài các loại thép này nên chọn chiều sâu cắt t sđ nhỏ hợp lý, lượng chạy dao dọc khi sửa đá Ssđ lớn. Từ khóa: Mài, Sửa đá mài. MỞ ĐẦU Các loại thép không rỉ được sử dụng khá phổ biến để chế tạo các chi tiết máy, các thiết bị làm việc ở môi trường ăn mòn cao trong các ngành công nghiệp như hóa chất, tàu biển, dược phẩm, các sản phẩm dân dụng.v.v. Các loại thép không rỉ nói chung có hàm lượng C thấp, các thành phần hợp kim khác như Cr, Ni, Mn.v.v. cao nên các loại thép này thường có độ cứng thấp, độ bền, độ dẻo dai và tính chống mòn cao. Việc gia công tinh các loại thép không rỉ bằng phương pháp mài là tương đối khó khăn. Do độ bền, độ dẻo dai cao nên trong quá trình mài biến dạng dẻo bề mặt gia công lớn, sự dính bám của phoi lên hạt mài, chất dính kết tăng do đó sẽ làm tăng ma sát trong vùng cắt, tăng lực cắt, nhiệt cắt. Hậu quả là làm tăng độ mòn của đá, giảm chất lượng bề mặt chi tiết gia công.v.v. [2, 5]. Để nâng cao chất lượng bề mặt gia công, nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật của quá trình mài các loại thép không rỉ thì phải tìm được các giải pháp công nghệ nhằm làm giảm biến dạng dẻo bề mặt, tạo khả năng thoát .