Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tìm hiểu ngôn ngữ trong chuyện đời xưa 1986 của Trương Vĩnh Ký

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nội dung bài viết là xem xét phong cách ngôn ngữ bình dân mang màu sắc khẩu ngữ của Trương Vĩnh Ký trong Chuyện đời xưa ở hai phương diện Lời thoại của nhân vật và Lời văn trần thuật của tác giả. | 51(3): 28 - 33 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG "CHUYỆN ĐỜI XƯA" (1866) CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ Dương Thu Hằng (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên) Tên đầy đủ của ấn phẩm quốc ngữ đầu tiên xuất bản năm 1866 tại Sài Gòn là Chuyện đời xưa lựa nhón lấy những chuyện hay và có ích (thường được gọi ngắn gọn là Chuyện đời xưa) của nhà văn - đồng thời cũng là nhà văn hóa lớn Trương Vĩnh Ký. Ấn phẩm này được xem là nhịp cầu nối giữa nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại với nguồn mạch văn học dân gian dân tộc. Tuy vậy, Chuyện đời xưa chưa được các nhà nghiên cứu chú ý đúng mức. Có thể nói, hầu hết các nhận định, đánh giá về tác phẩm này mới chỉ dừng ở mức độ sơ bộ, chung chung mà chưa đi sâu vào khảo sát tác phẩm cụ thể. Tuy nhiên, ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước như: Thanh Lãng [4], Nguyễn Thị Thanh Xuân [5], Nguyễn Văn Hiệu [2] chính là những gợi dẫn thôi thúc chúng tôi tìm hiểu ngôn ngữ Chuyện đời xưa với tư cách là một đối tượng nghiên cứu riêng biệt. Tập truyện bao gồm 74 tác phẩm do Trương Vĩnh Ký sưu tầm, biên soạn từ trong văn học dân gian với nhiều thể loại như: truyện cổ tích (Tích hang ông Từ Thức, Trần Miên (Minh) Khố Chuối ), truyện cười (Mẹ chồng nàng dâu ăn vụng, Cha điếc, mẹ điếc, con điếc, rể điếc ), truyện ngụ ngôn (Con cóc với con chuột, Con chó với con gà ), và có truyện lại chỉ là giai thoại được ghi lại (Bài thơ cái lưỡi ). Do có sự hỗn dung như vậy nên trên thực tế, văn bản có những chỗ không thống nhất. Nhà nghiên cứu Bằng Giang đã thống kê nhiều cách viết tên tập truyện này. Từ những lí do khác nhau, có người viết là Chuyện đời xưa, có người viết là Chuyện đời xưa, lựa nhón lấy những chuyện hay và có ích, lại có người viết là Chuyện đời xưa, nhón lấy những chuyện hay và có ích Tựu trung, ba chữ “chuyện đời xưa” giúp ta xác định được nội dung chính của tập truyện là những truyện xưa tích cũ. Còn “lựa nhón lấy những chuyện hay và có ích” cho thấy mục đích cũng như phương pháp làm việc của Trương Vĩnh Ký. Nói cách khác, .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.