Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chùa Vĩnh Khánh và tháp Bình Sơn
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Chùa Vĩnh Khánh là một kiến trúc được tôn tạo vào nửa đầu thế kỷ XX. Tháp Bình Sơn được khởi dựng có thể từ thế kỷ XIV, là một công trình nghệ thuật tiêu biểu, mang dấu ấn phong thủy của dân tộc rõ nét, với nghệ thuật gốm nung, kích thước lớn, khá điển hình, đặc biệt là hoa văn làm theo khuôn dán vào gạch rồi đem nung (rồng, lá đề ). | >AKGK9 J 42 già địa phương), chúng ta tạm hiểu như sau: Vốn xưa, tháp Bình Sơn ở cánh đồng Nẫu, thuộc xã Từ Yên, một đêm tháp bay về đỉnh gò hiện nay Chúng ta hiểu cánh đồng Nẫu là cánh đồng chiêm, luôn lụt lội, nền đất không vững, không thể dựng các công trình lâu dài. Từ cánh đồng Nẫu tới gò Bình Sơn, truyền thuyết trên được coi như một sự huyền thoại hóa quá trình tìm đất dựng tháp, ẩn đằng sau đó là tấm lòng rộng mở, vượt ra ngoài lũy tre làng để hòa đồng, phải chăng đó là một kỷ niệm về sức mạnh chiếu diễu của Phật pháp qua các nhà sư yêu nước (chủ yếu thuộc dòng Trúc Lâm) ở đương thời. Cũng từ thực tế, trước đây, cứ mùa nước lên, nhiều khi chân tháp (đất trên gò) cũng vẫn bị ngập. Thực tế này như liên quan đến huyền thoại về Ngụy Đồ Chiêm- một nhân vật của đời thường đang được thần hóa, lưỡng lự trước tự nhiên (hay chưa đủ năng lực để cải tạo và cũng không hẳn muốn cải tạo tự nhiên). Hồi ấy, sông chưa có đê, ắt mùa nước sẽ bị ngập, đem tai họa cho dân, nhưng nước ngập sẽ tạo cho đất đai màu mỡ , nên Ngụy Đồ Chiêm (thế kỷ XVII), với thanh kiếm (biểu tượng của sấm sét), đã không chém đôi con rắn (thủy quái gây lũ lụt, tượng trưng cho sông Lô, sông Thao, sông Hồng khi mùa nước lên) là một huyền thoại mang tính biểu tượng và nghệ thuật hóa hiện tượng tự nhiên ở vùng này (vùng đất mà Sơn Tinh và Thủy Tinh chưa trở thành kẻ thù, không đội trời chung của nhau). Đã có lần, Ngụy Đồ Chiêm cho đắp con đường bằng đá qua xã Đồng Quế - Nhất thời, con đường này đã có phần thành công, nhưng sau đó vẫn không cản được lũ (quân triều đình đánh thắng họ Ngụy). Đồ Chiêm ôm kiếm chạy vào tháp, theo con đường thông thiên này mà trở về trời. Song, đa số những huyền thoại (ít nhất của người Việt) còn nằm trong vùng mờ của nhận thức, cụ thể là giếng Mực nằm ngay phía Tây chân gò, cách tháp hơn 10m. Trong nhiều kiến trúc xưa, như ở đình Tây Đằng (TK. XVI), đình Mông Phụ (TK. XVII - XVIII) đều ở huyện Ba Vì, Hà Nội. Rồi giếng đá ở đình Lại Đà (TK. XVIII), thuộc Đông Anh, Hà Nội, .