Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cơ hội và thách thức của Thư viện Việt Nam
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết này đi sâu phân tích cơ hội để các thư viện tiếp tục phát triển nhanh hơn, rộng hơn và có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó những thách thức đối với các thư viện hiện nay cũng được tác giả phân tích trên các bình diện như sự bùng nổ thông tin và cách mạng công nghệ thông tin, chất lượng cán bộ thư viện, kinh tế thị trường, thách thức từ sự khó khăn của khủng hoảng kinh tế. | CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA THƯ VIỆN VIỆT NAM PHẠM THẾ KHANG Tóm tắt Trong những năm gần đây sự nghiệp thư viện ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể cả về lượng và chất. Bài viết này đi sâu phân tích cơ hội để các thư viện tiếp tục phát triển nhanh hơn, rộng hơn và có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó những thách thức đối với các thư viện hiện nay cũng được tác giả phân tích trên các bình diện như sự bùng nổ thông tin và cách mạng công nghệ thông tin, chất lượng cán bộ thư viện, kinh tế thị trường, thách thức từ sự khó khăn của khủng hoảng kinh tế. 1/ Cơ hội và tận dụng cơ hội: Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đặc biệt là các thế hệ cán bộ thư viện, hơn 50 năm qua, sự nghiệp thư viện Việt Nam đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng và chiều cao. Những thành tựu đã đạt được không chỉ là niềm tự hào mà hơn thế, nó đã trở thành những cơ hội cực kỳ thuận lợi để thư viện Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh hơn, rộng hơn và hiệu quả hơn. Có thể nhận thấy những cơ hội đã và đang đến với ngành thư viện Việt Nam là: - Theo số liệu của Vụ Thư viện, tính đến cuối năm 2010, cả nước đã hình thành mạng lưới thư viện rộng khắp, bao gồm: gần 18.000 thư viện, tủ sách công cộng; hơn 400 thư viện đại học và cao đẳng; gần 1.000 thư viện, tủ sách trong lực lượng vũ trang; hơn 80 thư viện chuyên ngành; và gần 25.000 thư viện trường học phổ thông Tương đương với số lượng thư viện, tủ sách đó, chúng ta có hơn 30.000 cán bộ thư viện trình độ từ sơ cấp tới cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo cơ bản trong nước và nước ngoài. Hiện nay, chúng ta đã có một số thư viện có thể xếp ngang hàng với các thư viện tiên tiến của các nước ở khu vực Đông Nam Á. - Từ một cơ sở đào tạo cán bộ thư viện bậc đại học duy nhất (Đại học Văn hóa Hà Nội), đến nay cả nước đã có 7 trường đào tạo cử nhân thư viện, trong đó 3 trường có đào tạo thạc sĩ , riêng trường đại học Văn hóa Hà Nội được giao nhiệm vụ đào tạo bậc tiến sĩ. Ngoài ra, chúng ta còn có vài chục trường văn hóa – nghệ