Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phân lập và định danh các chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp poly β hydroxybutyrate (phb) từ đất và thực vật tại tỉnh Bình Dương

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nhựa sinh học có nguồn gốc chủ yếu từ vi khuẩn, có khả năng chịu nhiệt tốt và có thể phân hủy sinh học nhanh. Nghiên cứu này phân lập và tuyển chọn các nguồn vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp nhựa sinh học từ đất và thực vật tại tỉnh Bình Dương. | Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 14 (1) (2018) 12-19 PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH DANH CÁC CHỦNG VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG TỔNG HỢP POLY-β-HYDROXYBUTYRATE (PHB) TỪ ĐẤT VÀ THỰC VẬT TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Thành Luân1,*, Nguyễn Thị Liên Thương2, Nguyễn Thị Quỳnh Mai1, Nguyễn Minh Chánh1 1 Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 2 Trường Đại học Thủ Dầu Một *Email: luannt@cntp.edu.vn Ngày nhận bài: 19/6/2017; Ngày chấp nhận đăng: 16/3/2018 TÓM TẮT Nhựa sinh học có nguồn gốc chủ yếu từ vi khuẩn, có khả năng chịu nhiệt tốt và có thể phân hủy sinh học nhanh. Nghiên cứu này phân lập và tuyển chọn các nguồn vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp nhựa sinh học từ đất và thực vật tại tỉnh Bình Dương. Khi khảo sát hàm lượng và thời gian thu nhận nhựa PHB ở 3 chủng CR2, RB3, RC3 cho thấy chủng vi khuẩn CR2 hoang dại có khả năng sinh tổng hợp PHB cao nhất đạt 39,84% trong thời gian 48 giờ và đạt giá trị màu sắc tốt nhất khi hòa tan bằng H2SO4 đậm đặc. Kết quả định danh cho thấy chủng CR2 là loài Rhizobium gallicum, RB3 là loài Agrobacterium tuminfaciens. Cấu trúc PHB thu nhận được giống với cấu trúc của PHB thương phẩm. Nghiên cứu chuyên sâu về PHB là tiềm năng phát triển cho một nền công nghiệp và nông nghiệp xanh, cải tiến các phương pháp sản xuất nhựa PHB ở quy mô công nghiệp trong vật liệu mới thay thế. Từ khóa: Poly-β-hydroxybutyrate, PHB, Rhizobium gallicum, Agrobacterium tuminfaciens, nhựa sinh học. 1. MỞ ĐẦU Các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ hiện nay đang có xu hướng công nghiệp hóa cao, thu hút dân cư từ các vùng miền khác nhau về lao động và sinh sống. Trong đó, tỉnh Bình Dương hiện có 28 khu công nghiệp với 24 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, dân cư gia tăng nhanh chóng trong vòng 10 năm qua. Hiện trạng này dẫn đến việc gia tăng lượng bao bì nylon trong rác thải. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thời gian phân hủy túi nylon được tổng hợp từ polymer dầu mỏ có thể kéo dài từ 500 đến 1000 năm nếu không có tác động của ánh sáng mặt trời [1]. Hơn nữa, trong quá trình phân .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.